Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Đừng bao giờ giới hạn bản thân

PV - 14:41, 26/06/2018

Vừa qua, người dân cả nước “ngả mũ” trước cụ ông Lê Phước Thiệt (huyện Đại Lộc, Quảng Nam) nhận bằng thạc sĩ quản trị kinh doanh Trường Đại học Duy Tân ở tuổi 85 với vị trí thủ khoa. Có lẽ cụ Thiệt đã ghi kỉ lục là thạc sĩ lớn tuổi nhất ở Việt Nam từ trước tới nay.

Cụ Thiệt đăng ký học thạc sĩ từ năm 2015, với lý do rất giản dị là để “duy trì trí nhớ”. Và tất nhiên, sự học của một ông cụ ở tuổi hơn 80 khi ấy sức khỏe và cả trí nhớ đều đã giảm sút, lại thêm đau ốm, là vô cùng vất vả và khó khăn. Nhưng cụ Thiệt vẫn học, nhiều hôm phải đi xe buýt những 30km để đến trường với sự chăm chỉ và đầy ý chí quyết tâm khiến “bạn học” đáng tuổi con cháu còn phải nể.

Cụ Thiệt trong ngày nhận bằng thạc sĩ. Cụ Thiệt trong ngày nhận bằng thạc sĩ.

Và cuối cùng, bằng ý chí, sự quyết tâm và tinh thần say mê học tập để tiếp nhận kiến thức và tri thức, cụ Thiệt đã tốt nghiệp thủ khoa. Đó không chỉ là một phần thưởng xứng đáng đối với sự hiếu học của cụ Thiệt, mà còn là một tấm gương khích lệ con cháu, thế hệ trẻ say mê học tập và nghiên cứu.

Về góc độ xã hội, tinh thần học tập của cụ Thiệt còn khẳng định một chân lý: Bể học vô hạn, có chăm chỉ và quyết chí thì cũng đạt được đến một bến nào đó; dù già cả sức khỏe yếu và trí nhớ giảm sút nhưng sự học đạt được thành tích là từ chính mình, từ sự trung thực, chứ không cần mua bán bằng cấp hay “học giả bằng thật”.

Học để có được kiến thức và tri thức, học để khẳng định bản thân mình chứ không vì “leo cao luồn sâu” về quyền chức. Cụ Thiệt tạo được nguồn cảm hứng và sự tự hào cho chúng ta, nhưng cũng chính cụ là tấm gương mà những người “học giả bằng thật” hay có ý định mua bằng cấp nên soi lại mình mà tu thân. Đã giả dối, không trung thực bằng cách mua bằng hay nhờ người thi hộ thì “cái kim trong bọc lâu ngày cũng lòi ra”.

Bằng cấp có thể mua được, nhưng tri thức thì không thể có được từ việc mua bằng cấp. Để có tri thức thì luôn cần học hỏi, nghiên cứu, thậm chí phải rất tập trung và mất nhiều thời gian. Những người mua bằng hay “học giả bằng thật” chính là những người chạy trốn tri thức, nếu nhìn về tấm gương học tập của cụ Lê Phước Thiệt, phải thấy hổ thẹn trong lòng.

Từ việc của cụ Thiệt cũng đã nói lên một niềm tin mạnh mẽ với xã hội nói chung và những người sống ở vùng sâu, vùng xa nói riêng. Điều kiện, hoàn cảnh của mỗi người là khác nhau, thậm chí khó khăn hơn những người khác nhưng nếu quyết tâm của chúng ta đủ mạnh, mọi khó khăn sẽ bị đẩy lùi.

THIÊN ĐỨC

Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.