Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Du lịch văn hóa vùng Đông Bắc - khơi nguồn và phát triển

Thúy Hồng - 19:51, 03/11/2024

Chiều ngày 3/11, trong khuôn khổ Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch các dân tộc vùng Đông Bắc lần thứ XI tại tỉnh Lạng Sơn năm 2024, đã diễn ra Hội thảo khoa học “Du lịch văn hóa vùng Đông Bắc - khơi nguồn và phát triển”.

Ông Nguyễn Đặng Ân, Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch phát biểu khai mạc Hội thảo
Ông Nguyễn Đặng Ân, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lạng Sơn phát biểu khai mạc Hội thảo

Tham dự Hội thảo có lãnh đạo Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam; lãnh đạo Sở Du lịch TP. Hồ Chí Minh; Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh Bắc Giang, Bắc Kạn, Cao Bằng, Hà Giang, Tuyên Quang, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên; các chuyên gia du lịch đến từ viện nghiên cứu, trường đại học, doanh nghiệp kinh doanh du lịch dịch vụ.

Phát biểu khai mạc Hội thảo, ông Nguyễn Đặng Ân, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Lạng Sơn nhấn mạnh: Các tỉnh vùng Đông Bắc sở hữu tài nguyên du lịch đa dạng, phong phú, nhất là sản phẩm du lịch gắn với di sản văn hóa. Việc liên kết và hợp tác phát triển du lịch giữa các tỉnh trong vùng Đông Bắc có ý nghĩa quan trọng nhằm phát huy các lợi thế so sánh với mỗi địa phương về tiềm năng và các nguồn lực phát triển du lịch, đồng thời bổ sung, khắc phục cho nhau những hạn chế trong phát triển… Thông qua việc liên kết, hợp tác sẽ làm phong phú và đa dạng các sản phẩm du lịch, tạo ra những sản phẩm du lịch mang tính đặc trưng, có chất lượng cao… Từ đó tăng cường khả năng cạnh tranh và những lợi thế trong phát triển du lịch không chỉ riêng của một tỉnh mà còn cho toàn vùng.

Đối với vùng Đông Bắc, nơi mà các giá trị về tài nguyên tự nhiên, văn hóa và các điều kiện khác trong phát triển du lịch giữa các tỉnh là tương đối tương đồng, do vậy việc liên kết hợp tác này càng có ý nghĩa trong việc thực hiện tốt những mục tiêu phát triển chung của toàn vùng.

Tại Hội thảo, các đại biểu đã cùng bàn luận thống nhất, đề xuất định hướng và giải pháp liên kết, khai thác tiềm năng, lợi thế du lịch để phát triển kinh tế địa phương vùng Đông Bắc trong thời gian tới. Đặc biệt, vùng có một hệ thống di tích lịch sử cách mạng và là nơi tập trung sinh sống của các DTTS với một kho tàng văn hóa đặc sắc có thể liên kết tạo chuỗi giá trị chung cho toàn vùng. Vì vậy, việc phát triển các chương trình, sản phẩm du lịch địa phương vừa mang tính đặc thù, vừa mang tính liên kết gắn với bảo tồn, phát huy giá trị văn hoá là một vấn đề quan trọng nhằm hiện thực hóa mục tiêu phát triển du lịch trong hiện tại và tương lai ở mỗi địa phương, cũng như toàn vùng Đông Bắc.

Công tác bảo tồn, phát huy các giá trị di sản văn hóa vật thể và phi vật thể vùng Đông Bắc, gắn với phát triển du lịch đang được các địa phương quan tâm. Hơn nữa, hiện nay khách du lịch có xu hướng ưa thích tìm hiểu, tương tác, trải nghiệm văn hóa, lễ hội, lối sống địa phương, thưởng thức ẩm thực, sản vật vùng miền… Đây là cơ hội, điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch văn hóa vùng Đông Bắc.

Toàn cảnh Hội thảo
Toàn cảnh Hội thảo

Tuy nhiên, hiện phần lớn các địa phương trong vùng còn gặp nhiều thách thức trong việc xây dựng sản phẩm du lịch nói chung và sản phẩm đặc thù nói riêng trên cơ sở khai thác các giá trị văn hoá của địa phương. Nhiều khu du lịch, điểm du lịch văn hoá chưa được đầu tư đúng tầm dẫn đến chất lượng sản phẩm du lịch thiếu sức hút. Nhiều chương trình du lịch văn hoá còn đơn điệu và trùng lặp, dịch vụ du lịch chất lượng thấp, ít hấp dẫn...

Từ thực tế trên, đại diện các nhà khoa học, nhà nghiên cứu văn hóa, doanh nghiệp làm du lịch cho rằng, các tỉnh trong vùng Đông Bắc cần có cơ chế chính sách trong bảo tồn, phát huy giá trị tài nguyên du lịch văn hóa; xây dựng cơ chế, chính sách phát triển du lịch có tính khả thi nhằm kêu gọi các dự án đầu tư phát triển hạ tầng du lịch. Đặc biệt, các địa phương phải liên kết trong phát triển du lịch văn hóa, xây dựng sản phẩm đặc trưng để không bị trùng lặp, có chất lượng cao, tạo thế cạnh tranh và tạo thương hiệu cho toàn vùng...

Đại biểu phát biểu tại Hội thảo
Đại biểu phát biểu tại Hội thảo

Theo Tiến sĩ Lê Văn Minh, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu và phát triển du lịch Việt (Liên hiệp các Hội Khoa học và kỹ thuật Việt Nam) cần phát triển các sản phẩm du lịch đặc trưng vùng Đông Bắc theo hướng chất lượng cao, hấp dẫn, mang thương hiệu đặc thù gắn với di tích văn hóa lịch sử cách mạng như: Pác Pó, ATK chợ Đồn, ATK Định Hóa, Tân Trào... Đồng thời khai thác, phát huy giá trị văn hóa dân tộc bản địa như: Thực hành hát Then, Nghi lễ Nhảy lửa... để cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế.

Những ý kiến tham luận của các chuyên gia, nhà nghiên cứu, nhà quản lý khoa học là cơ sở quan trọng để 8 tỉnh trong vùng Đông Bắc nghiên cứu, từ đó phát huy tiềm năng, lợi thế để phát triển du lịch trong thời gian tới.

Tin cùng chuyên mục
Thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi điều chỉnh Chương trình MTQG 1719

Thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi điều chỉnh Chương trình MTQG 1719

Chiều 14/11, tại Hà Nội, đã diễn ra cuộc họp Hội đồng thẩm định nhà nước thẩm định Báo cáo đề xuất điều chỉnh chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030. Ông Trần Quốc Phương, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Phó Chủ tịch Hội đồng chủ trì cuộc họp.