Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Văn hóa vùng Đông Bắc - Bản sắc, hội nhập và vươn xa

Thúy Hồng - 23:02, 02/11/2024

Tối ngày 2/11, tại TP. Lạng Sơn đã khai mạc Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch các dân tộc vùng Đông Bắc lần thứ XI, năm 2024.

Các đại biểu tham dự Chương trình
Các đại biểu tham dự Chương trình

Tham dự chương trình có Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến; Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng; Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Lạng Sơn Nguyễn Quốc Đoàn; Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Y Vinh Tơr; đại diện lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương, lãnh đạo 8 tỉnh Đông Bắc, các đoàn nghệ nhân dân gian tham dự Ngày hội.

Phát biểu khai mạc Chương trình, ông Nguyễn Văn Hùng, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho biết: Thiết thực triển khai hiệu quả mục tiêu, nhiệm vụ phát triển văn hóa, con người Việt Nam theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, hướng tới Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc, Ngày Di sản văn hóa Việt Nam năm 2024, hôm nay, tại tỉnh Lạng Sơn - vùng đất cửa ngõ “phên dậu” của Tổ quốc, giàu truyền thống lịch sử - văn hóa, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với tỉnh Lạng Sơn và các bộ, ngành, địa phương hữu quan long trọng tổ chức Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch các dân tộc vùng Đông Bắc lần thứ XI, tôn vinh những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc vùng Đông Bắc trong nền văn hóa thống nhất, đa dạng của cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam.

TIN PV- Văn hóa vùng Đông Bắc - Bản sắc, hội nhập và vươn xa 1
Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến và ông Nguyễn Quốc Đoàn, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Lạng Sơn trao Bằng khen cho các tỉnh tham dự Chương trình

Theo Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng, vùng Đông Bắc có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về chính trị, kinh tế và an ninh quốc phòng của nước ta. Đây cũng là nơi sinh sống của đồng bào các DTTS với kho tàng văn hóa phong phú, đa dạng gắn liền với quá trình đấu tranh dựng nước, giữ nước hào hùng của dân tộc Việt Nam.

Trong chiến lược phát triển đất nước, vùng DTTS nói chung, vùng Đông Bắc nói riêng luôn được Đảng, Nhà nước quan tâm, ban hành nhiều chủ trương, chính sách ưu tiên bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa gắn với phát triển kinh tế - xã hội.

Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng phát biểu Khai mạc chương trình
Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng phát biểu khai mạc Chương trình

"Nhận thức sâu sắc vai trò của văn hoá đối với sự phát triển bền vững đất nước, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã bám sát các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, tích cực phối hợp với các bộ, ngành, địa phương triển khai nhiều hoạt động, chương trình nhằm bảo tồn, phát huy giá trị văn hoá các dân tộc. Việc tổ chức Ngày hội lần này là minh chứng cụ thể trong việc triển khai, thực hiện các quan điểm, nhiệm vụ, Nghị quyết của Đảng đã đề ra. Trong đó, tập trung bảo tồn, phát huy các di sản văn hóa đặc sắc của các dân tộc nói chung, đồng bào dân tộc vùng Đông Bắc nói riêng, góp phần quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam, tạo nên sức mạnh nội sinh cho dân tộc nhằm hiện thực hóa khát vọng vì một Việt Nam hùng cường", ông Nguyễn Văn Hùng cho biết.

TIN PV- Văn hóa vùng Đông Bắc - Bản sắc, hội nhập và vươn xa 3
Ông Hồ Tiến Thiệu, Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn phát biểu tại Chương trình

Phát biểu tại Chương trình, ông Hồ Tiến Thiệu, Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn cho biết: Lạng Sơn là vùng đất “phên dậu”, cửa ngõ phía Đông Bắc nơi địa đầu của Tổ quốc, với truyền thống lịch sử văn hóa lâu đời, giàu truyền thống cách mạng, luôn giữ vị trí chiến lược về chính trị, kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh và đối ngoại của đất nước.

Cùng với phong tục tập quán, truyền thống văn hóa đậm đà bản sắc, Xứ Lạng còn được thiên nhiên ưu ái ban tặng cho nhiều danh lam thắng cảnh tươi đẹp, nổi tiếng như: Núi Mẫu Sơn, thung lũng Bắc Sơn, thảo nguyên Đồng Lâm, Chùa Thành, Phố Kỳ Lừa, Núi Tô Thị, chùa Tam Thanh, Thành Nhà Mạc… đã đi vào thi ca dân tộc, góp phần tôn vinh bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam và quê hương Xứ Lạng.

Chương trình thu hút đông đảo người dân, du khách đến xem
Chương trình thu hút đông đảo người dân, du khách đến xem

Theo ông Hồ Tiến Thiệu, trong những năm qua, cùng với việc quan tâm phát triển kinh tế - xã hội, tỉnh Lạng Sơn luôn chú trọng tới công tác bảo tồn và phát huy các giá trị lịch sử, văn hóa truyền thống gắn với phát triển du lịch. Đặc biệt vui mừng và tự hào, tháng 9/2024 vừa qua, Hội đồng Công viên địa chất (CVĐC) Toàn cầu UNESCO đã biểu quyết công nhận CVĐC Lạng Sơn là CVĐC toàn cầu UNESCO, là CVĐC toàn cầu thứ 04 trong cả nước; trở thành điểm sáng trong bức tranh kinh tế - xã hội, tạo cơ hội để tỉnh Lạng Sơn cùng các tỉnh Đông Bắc phát triển theo mô hình "mở", vừa bảo tồn và phát huy các di sản địa chất, văn hóa lịch sử, bảo vệ môi trường vừa thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững trong giai đoạn tới.

Chương trình mang đến những màn biểu diễn văn nghệ đặc sắc
Chương trình mang đến những màn biểu diễn văn nghệ đặc sắc

"Trong thời gian tới, tỉnh Lạng Sơn cũng như các tỉnh Đông Bắc mong muốn tiếp tục nhận được sự quan tâm, giúp đỡ nhiều hơn nữa của Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ và các cơ quan Trung ương, các tỉnh, thành trong cả nước để tỉnh Lạng Sơn nói riêng và các tỉnh vùng Đông Bắc tiếp tục vượt qua khó khăn, thách thức, nỗ lực phấn đấu để phát triển toàn diện và bền vững", ông Hồ Tiến Thiệu kỳ vọng.

Với chủ đề “Văn hóa vùng Đông Bắc - Bản sắc, hội nhập và vươn xa”, do các chủ thể văn hóa tự giới thiệu và trình diễn chắc chắn sẽ phát huy tinh thần đoàn kết, chia sẻ yêu thương, cùng giúp đỡ nhau vượt qua mọi khó khăn, khắc phục hậu quả do ảnh hưởng của thiên tai, nhanh chóng xây dựng lại cuộc sống yên bình, ổn định và phát triển.

Chương trình với sự tham dự của 8 tỉnh Đông Bắc
Chương trình với sự tham dự của 8 tỉnh Đông Bắc

Những thành tựu về văn hóa được tạo dựng qua nhiều thế hệ sẽ còn được nối tiếp, vun đắp và tô đậm hơn theo dòng chảy của lịch sử, đó cũng là minh chứng hùng hồn cho tinh thần đại đoàn kết, ý chí bất khuất, khát vọng vươn lên của các dân tộc Việt Nam nói chung, người dân vùng Đông Bắc nói riêng, tạo tiền đề, nền tảng vững chắc để các tỉnh vùng Đông Bắc cùng cả nước nỗ lực hơn nữa trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Nhiều tiết mục văn nghệ đặc sắc
Nhiều tiết mục văn nghệ đặc sắc

Đến với Ngày hội, người dân, du khách sẽ được hòa mình vào không gian đậm chất văn hóa miền Đông Bắc, tham gia, trải nghiệm các hoạt động như: Liên hoan văn nghệ quần chúng; Trình diễn trang phục truyền thống các dân tộc; Trình diễn, giới thiệu trích đoạn lễ hội, nghi thức sinh hoạt văn hóa; Trưng bày giới thiệu, quảng bá văn hóa truyền thống địa phương; Trưng bày, chế biến và giới thiệu nghệ thuật ẩm thực; Hoạt động thể thao và các trò chơi dân gian; Hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch; Hội thảo Khoa học “Du lịch văn hóa vùng Đông Bắc - Khơi nguồn và phát triển”… 

Chương trình có chủ đề “Văn hóa vùng Đông Bắc - Bản sắc, hội nhập và vươn xa”
Chương trình có chủ đề “Văn hóa vùng Đông Bắc - Bản sắc, hội nhập và vươn xa”

Đặc biệt, Ngày hội là dịp để các nghệ nhân, diễn viên, vận động viên quần chúng các dân tộc tham gia giao lưu, trao đổi kinh nghiệm, nâng cao ý thức, trách nhiệm trong việc xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước.

Tại Lễ khai mạc, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến đã trao tặng Bằng khen cho 8 tỉnh tham dự Ngày hội.

Tin cùng chuyên mục
Hiệu quả giảm nghèo trong đồng bào DTTS nhìn từ An Lão

Hiệu quả giảm nghèo trong đồng bào DTTS nhìn từ An Lão

Nhờ sử dụng đạt hiệu quả cao nguồn lực từ các Chương trình mục tiêu quốc gia, đặc biệt là Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719), huyện An Lão (Bình Định) đang có những bước chuyển mình mạnh mẽ trong công tác giảm nghèo.