Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Chương trình MTQG phát triển Kinh tế - Xã hội
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
giai đoạn 2021-2030

Dự án 8 Chương trình MTQG 1719 với bình đẳng giới ở vùng DTTS và miền núi : Những tác động tích cực (Bài 1)

Thúy Hồng - 09:36, 27/08/2024

Sau gần 4 năm triển khai thực hiện Dự án 8 “Thúc đẩy bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết với phụ nữ và trẻ em” thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) đã mang lại nhiều kết quả tích cực. Dự án đã góp phần nâng cao nhận thức, xóa bỏ định kiến giới, từng bước thay đổi đời sống vật chất, tinh thần của phụ nữ và trẻ em vùng DTTS và miền núi.

Các hội viên phụ nữ DTTS ở xã Sủng Là, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang tìm hiểu kiến thức sinh đẻ an toàn tại cơ sở ye tế
Các hội viên phụ nữ DTTS ở xã Sủng Là, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang tìm hiểu kiến thức sinh đẻ an toàn tại cơ sở Y tế

Thay đổi nếp nghĩ cách làm

Vàng Ma Chải là xã biên giới, đặc biệt khó khăn của huyện Phong Thổ (Lai Châu). Với đặc thù là vùng núi cao, 100% người dân trên địa bàn xã là đồng bào DTTS, chủ yếu là người Dao và Hà Nhì sinh sống, đời sống còn nhiều khó khăn nên vẫn tồn tại một số phong tục, tập quán lạc hậu như: tảo hôn, sinh con thứ 3, sinh con tại nhà, phụ nữ không có tiếng nói trong gia đình, không được tham gia các hoạt động cộng đồng…

Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ xã Vàng Ma Chải - Phàn Thị Nhừ, cho biết: Triển khai thực hiện Dự án 8, Hội Liên hiệp phụ nữ xã Vàng Ma Chải đã xây dựng nhiều mô hình tuyền thông cộng đồng tại thôn bản để tuyên truyền, nâng cao nhận thức về bình đẳng giới, xóa bỏ dần các tập tục lạc hậu. Cán bộ, hội viên, phụ nữ thường xuyên tổ chức lớp tập huấn, các buổi đối thoại chính sách cấp xã, cụm thôn, bản... nhằm nâng cao nhận thức, thay đổi nếp nghĩ, cách làm; hỗ trợ chăm lo đời sống vật chất, tinh thần; bảo vệ, chăm sóc phụ nữ và trẻ em.

Các tiểu phẩm truyền thông được trình chiếu tại các sự kiện truyền thông tuyên truyền về Dự án 8 nhằm nâng cao kiến thức về bình đẳng giới cho đồng bào DTTS và miền núi
Các tiểu phẩm truyền thông được trình chiếu tại các sự kiện truyền thông tuyên truyền về Dự án 8 nhằm nâng cao kiến thức về bình đẳng giới cho đồng bào DTTS và miền núi

Trò chuyện với chúng tôi, chị Phàn Thị Nhừ chia sẻ: Để triển khai thực hiện Dự án 8 có hiệu quả, chị em trong Hội Phụ nữ xã, các Chi hội phụ nữ thôn thường xuyên đến tận các hộ gia đình tuyên truyền việc phát triển kinh tế; thực hiện phong trào “5 không 3 sạch”, hạn chế sinh con thứ 3, đến khám thai tại trạm y tế...

Theo chị Nhừ, khó khăn nhất là công tác vận động chị em phụ nữ có thai đến sinh đẻ tại cơ sở y tế. “Ở đây chị em ít khi đến khám thai và sinh đẻ tại trạm y tế lắm. Một phần nhà cách xa trạm y tế, phần khác vì ngại và không biết chữ nên thường sinh con ở nhà. Mình phải đến từng nhà vận động, tuyên truyền cho chị em hiểu về lợi ích đi khám thai, đến kỳ sinh nở phải đến trạm y tế, có bác sĩ đỡ đẻ an toàn cho mẹ và con”, chị Phàn Thị Nhừ cho biết.

Mưa dầm thấm lâu, chị em phụ nữ trong xã Vàng Ma Chải đã dần nâng cao nhận thức, thay đổi nếp nghĩ, cách làm. Chia sẻ với chúng tôi, chị Giàng Thị Pằng, bản Nhóm 1, ngại ngùng nói, được các chị trong hội phụ nữ vận động, tuyên truyền biết được lợi ích đi khám thai tại trạm y tế nên mình bảo chồng đưa đi khám cho yên tâm.

Cán bộ Hội phụ Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Lai Châu tuyên truyền nâng cao nhận thức về bình đẳng giới cho các hội viên phụ nữ DTTS
Cán bộ Hội phụ Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Lai Châu tuyên truyền nâng cao nhận thức về bình đẳng giới cho các hội viên phụ nữ DTTS

Được trang bị nhiều kiến thức, kỹ năng

Sau gần 4 năm triển khai thực hiện các hoạt động của Dự án 8, bước đầu đã có tác động tích cực đến đời sống, nâng cao nhận thức cho phụ nữ và trẻ em tại vùng đồng bào DTTS và miền núi.

Theo báo cáo của Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, tại 40 tỉnh được phân bổ ngân sách từ Trung ương tập trung triển khai có hiệu quả các mô hình cốt lõi của Dự án. Theo đó, các cấp hội phụ nữ đã thành lập được 8.624/9.000 Tổ truyền thông cộng đồng; truyền thông cho 368.302 người dân tại cộng đồng (đạt 95,8% chỉ tiêu giai đoạn 1).  Thành lập, củng cố 1.809/1000 mô hình Địa chỉ tin cậy; hỗ trợ, tư vấn cho khoảng 49.339 phụ nữ, trẻ em, vượt chỉ tiêu giai đoạn 1. Thành lập 1.556/1800 CLB Thủ lĩnh của sự thay đổi …

Ngoài ra các tỉnh đã tổ chức tập huấn về kỹ năng lãnh đạo quản lý cho 2.611/2.000 cán bộ nữ; Tổ chức 21 cuộc tập huấn cho cán bộ huyện, xã để nâng cao năng lực thực hiện lồng ghép giới cho cán bộ trong hệ thống chính trị; Tổ chức 180 cuộc tập huấn cho 41.614 trưởng thôn/bản, Người có uy tín...

Từ các cuộc thi tuyên truyền về bình đẳng giới, phòng chống bạo lực gia đình, mua bán người đã góp phần nâng cao kiến thức, kỹ năng về giới cho phụ nữ DTTS
Từ các cuộc thi tuyên truyền về bình đẳng giới, phòng chống bạo lực gia đình, mua bán người đã góp phần nâng cao kiến thức, kỹ năng về giới cho phụ nữ DTTS

Chị Triệu Thị Bảy, Chi hội trưởng Hội phụ nữ thôn Lân Luông, xã Thiện Hòa, huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn cho biết: Tham gia vào các mô hình, hoạt động của Dự án 8, hầu hết chị em đều hiểu được quyền, trách nhiệm của mình, chủ động hơn trong phát triển kinh tế gia đình, tích cực tham gia các hoạt động xã hội, không chỉ biết mỗi công việc đồng áng, bếp núc như trước kia.

Đánh giá về Dự án 8, bà Nguyễn Thị Thu Hiền, Phó Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam, Phó trưởng Ban điều hành Dự án 8 khẳng định: Từ những mô hình, hoạt động thiết thực từ Dự án 8, đã tác động tích cực tới đời sống của phụ nữ DTTS, góp phần nâng cao vị thế của phụ nữ, tạo cơ hội cho phụ nữ vùng DTTS được tham gia bình đẳng các lĩnh vực đời sống xã hội, từng bước thu hẹp khoảng cách giới. 

Dự án 8 triển khai thực hiện 4 nội dung với 16 nhóm hoạt động. Cụ thể: Tuyên truyền, vận động thay đổi “nếp nghĩ, cách làm” góp phần xóa bỏ các định kiến và khuôn mẫu giới trong gia đình và cộng đồng, những tập tục văn hóa có hại và một số vấn đề xã hội cấp thiết cho phụ nữ và trẻ em; Xây dựng và nhân rộng các mô hình thay đổi “nếp nghĩ, cách làm” nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ, thúc đẩy bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết của phụ nữ và trẻ em; Đảm bảo tiếng nói và sự tham gia thực chất của phụ nữ và trẻ em trong các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội của cộng đồng, giám sát và phản biện, hỗ trợ phụ nữ tham gia lãnh đạo trong hệ thống chính trị; Trang bị kiến thức về bình đẳng giới, kỹ năng thực hiện lồng ghép giới cho cán bộ trong hệ thống chính trị, già làng, trưởng bản, chức sắc tôn giáo và Người có uy tín trong cộng đồng.

Tin cùng chuyên mục
Tham góp ý kiến thể chế hóa đầy đủ chủ trương của Đảng về lĩnh vực công tác dân tộc

Tham góp ý kiến thể chế hóa đầy đủ chủ trương của Đảng về lĩnh vực công tác dân tộc

Việc xây dựng hồ sơ dự án Luật về lĩnh vực dân tộc là nhằm thể chế hóa đầy đủ đường lối, chủ trương của Đảng, cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp về dân tộc và chính sách dân tộc. Bộ luật cũng tạo hành lang pháp lý cho việc phát triển các dân tộc và vùng DTTS và miền núi. Tại Hội thảo khoa học "Định hướng tên gọi, nội dung dự thảo Luật về lĩnh vực dân tộc" diễn ra sáng ngày 20/9, rất nhiều đại biểu là các nhà quản lý, chuyên gia, khoa học, cơ sở đào tạo...trên các lĩnh vực tham gia tham luận