Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Đồng Tháp nhập khẩu 100 sếu đầu đỏ từ Thái Lan

Anh Trúc - 00:10, 12/12/2024

Tỉnh Đồng Tháp đặt mục tiêu, tới năm 2032 sẽ nhập khẩu và nuôi thả 100 cá thể sếu đầu đỏ, kỳ vọng nuôi sống thành công tối thiểu 50 con. Sau đó, đàn sếu nuôi thả ra tự nhiên có thể tự sinh tồn và sinh sản, sống quanh năm ở rừng Tràm Chim.

Sếu đầu đỏ tại Vườn quốc gia Tràm Chim. Ảnh: Nguyễn Văn Hùng.
Sếu đầu đỏ tại Vườn quốc gia Tràm Chim. (Ảnh: Nguyễn Văn Hùng)

Dự kiến, ngày 12/12, tỉnh Đồng Tháp sẽ công bố Đề án Bảo tồn và Phát triển Sếu đầu đỏ tại Vườn quốc gia Tràm Chim, huyện Tam Nông, giai đoạn 2022 - 2032.

Đề án trên được xây dựng nhằm quảng bá và kêu gọi hỗ trợ, hợp tác của các bộ, ngành, tổ chức, doanh nghiệp, chuyên gia, cá nhân trong và ngoài nước tham gia bảo tồn đa dạng sinh học, phát triển hệ sinh thái đặc trưng của tỉnh Đồng Tháp; đặc biệt bảo tồn loài sếu đầu đỏ quý hiếm tại Vườn quốc gia Tràm Chim.

Theo Đề án, việc phục hồi và phát triển sếu đầu đỏ tại Tràm Chim thực hiện bằng biện pháp nuôi và thả lại tự nhiên. Trong vòng 10 năm (2022 - 2032), nuôi thả 100 cá thể sếu nhập giống từ Thái Lan, với tối thiểu 50 cá thể sống sót. Đàn sếu thả ra sẽ có thể tự sinh sản, sinh tồn ngoài tự nhiên, sinh sống quanh năm ở Tràm Chim.

Đề án xác định 5 nhóm nhiệm vụ để đạt các mục tiêu trên, như: Nhận, nuôi dưỡng sếu đầu đỏ chuyển giao, nghiên cứu cho sếu sinh sản và tái thả về tự nhiên tại Vườn quốc gia Tràm Chim; kết hợp với cải tạo, phục hồi hệ sinh thái và sinh cảnh sống của sếu đầu đỏ tại Tràm Chim, hướng đến phục hồi và bảo tồn các giá trị về đa dạng sinh học điển hình của vùng Đồng Tháp Mười xưa.

Khu vực được chuẩn bị để nuôi sếu đầu đỏ nhập từ Thái Lan về tại Vườn quốc gia Tràm Chim. Ảnh: Hòa Hội.
Khu vực được chuẩn bị để nuôi sếu đầu đỏ nhập từ Thái Lan về tại Vườn quốc gia Tràm Chim. (Ảnh: Hòa Hội)

Đồng Tháp cũng xây dựng mô hình sản xuất nông nghiệp sinh thái bền vững (lúa), kết hợp tốt giữa việc bảo đảm sinh kế người dân và môi trường xung quanh vùng nuôi thả sếu về môi trường tự nhiên; tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng trong bảo tồn sếu và đa dạng sinh học...

Ngoài ra, Đồng Tháp cũng đầu tư trang thiết bị, cơ sở hạ tầng cơ bản bảo đảm phục vụ tốt cho khu vực nuôi, thả sếu đầu đỏ cho giai đoạn tiếp theo.

Những năm gần đây, sếu đầu đỏ di cư về Tràm Chim vào mùa khô ngày càng giảm, đặc biệt có năm 2022 - 2023, sếu không về. Đầu năm nay, chỉ có 4 cá thể sếu đầu đỏ về lại Tràm Chim trong thời gian ngắn.

Tin cùng chuyên mục
Vĩnh Long: Phát huy vai trò của Người có uy tín trong vận động đồng bào DTTS thực hiện Chương trình MTQG 1719

Vĩnh Long: Phát huy vai trò của Người có uy tín trong vận động đồng bào DTTS thực hiện Chương trình MTQG 1719

Toàn tỉnh Vĩnh Long hiện có 46 Người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS. Thời gian qua, đội ngũ Người có uy tín đã phát huy vai trò tiên phong của mình trong việc vận động đồng bào DTTS tham gia thực hiện có hiệu quả các dự án, tiểu dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: Từ 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719). Nhờ vậy, trong việc triển khai thực hiện các Chương trình MTQG luôn nhận được sự đồng thuận của đồng bào trong vùng thực hiện dự án, từ đó đời sống bà con ngày càng ấm no, diện mạo nông thôn cũng thay đổi tích cực.