Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Đồng tháp: Hiệu quả từ mô hình Hội quán

Phương Nghi - 09:44, 14/02/2020

Từ Canh Tân Hội quán - mô hình Hội quán đầu tiên được thành lập vào tháng 7/2016 tại xã An Nhơn, huyện Châu Thành (Đồng Tháp), đến nay, tỉnh Đồng Tháp đã có 68 Hội quán với khoảng 4.000 thành viên tham gia.

Vườn bưởi của anh Đỗ Văn Lộc ở ấp Bình Hòa, xã Mỹ Hội, huyện Cao Lãnh, thành viên Minh Tân Hội quán xã Mỹ Hội đem lại hiệu quả kinh tế cao
Vườn bưởi của anh Đỗ Văn Lộc ở ấp Bình Hòa, xã Mỹ Hội, huyện Cao Lãnh, thành viên Minh Tân Hội quán xã Mỹ Hội đem lại hiệu quả kinh tế cao

Những Hội quán được thành lập ở Đồng Tháp trong thời gian qua là hình thức liên kết tự nguyện của nông dân, nhằm chia sẻ những kiến thức trong lĩnh vực nông nghiệp, văn hóa, xã hội... nhằm hỗ trợ nhau trong sản xuất, kinh doanh. Đặc trưng của mô hình này là sự tự nguyện tham gia của người dân, không biên chế, không ngân sách, hoạt động đơn thuần là hướng đến sự thay đổi nếp nghĩ, cách làm của người dân. 

Nhằm tạo điều kiện cho các Hội quán hoạt động, chính quyền các cấp ở Đồng Tháp đã chỉ đạo các ngành chức năng tập huấn công nghệ thông tin, ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật, cung cấp thông tin về thị trường và hỗ trợ máy vi tính, đường truyền cáp quang, tivi, máy chiếu… giúp các Hội quán kết nối nhanh về ứng dụng khoa học công nghệ, áp dụng vào sản xuất, tiêu thụ nông sản, hoạt động chuyên nghiệp, năng động, hiệu quả và tự tin hơn trong liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị gắn với xây dựng nông thôn mới (NTM).

Ông Nguyễn Thanh Hùng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp cho biết: Qua thực tiễn hoạt động, cho thấy mô hình Hội quán đã phát huy hiệu quả tích cực trong thực hiện Chương trình xây dựng NTM gắn với tái cơ cấu ngành Nông nghiệp, đó là góp phần phát triển kinh tế, Thông qua Hội quán tạo điều kiện cho các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, các nhà khoa học, chuyên gia về nông nghiệp đến trao đổi với nông dân về những kỹ thuật sản xuất mới, cách kinh doanh hiệu quả, nâng cao chất lượng, liên kết với các doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm... Từ đó, người dân thay đổi dần quy trình sản xuất truyền thống, hàng hóa sản xuất không thương hiệu, giá cả không ổn định. 

Hội quán đã giúp chuyển biến nhận thức của nông dân sản xuất theo hướng công nghệ cao, theo quy trình hữu cơ sinh học, xây dựng quy hoạch, có sự liên kết chặt chẽ giữa doanh nghiệp phân phối, chế biến với các nhà sản xuất, hộ nông dân, giúp kinh tế của Đồng Tháp ngày càng phát triển.

Hội quán cũng là kênh liên kết giữa người nông dân với doanh nghiệp thu mua nông sản. Bước đầu các Hội quán đã ký kết với các công ty trong việc tiêu thụ sản phẩm, thông qua việc ký kết đã nâng cao ý thức cho người dân trong sản xuất phải bảo đảm các yêu cầu, tiêu chuẩn về chất lượng, an toàn thực phẩm. Hiện tại, đã có rất nhiều thành viên tham gia mô hình sản xuất theo yêu cầu của đối tác tiêu thụ. Ngoài ra, mô hình trở thành nền tảng hình thành và phát triển các hợp tác xã (HTX) mới, đến nay, đã có 6 HTX nông sản an toàn được thành lập trên cơ sở các Hội quán nông dân, qua đây mở ra hướng đi mới, phù hợp định hướng tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng NTM của tỉnh Đồng Tháp.

Điển hình như Minh Tân Hội quán xã Mỹ Hội, huyện Cao Lãnh đã liên kết sản xuất và tiêu thụ lúa với Công ty TNHH Thành Đạt An Giang được 364,69ha, để nâng dần diện tích lúa chất lượng cao; liên kết sản xuất và tiêu thụ xoài Viet GAP với Công ty Đại Thuận Thiên được 5,9ha, đủ điều kiện xuất khẩu. Còn Hội quán Thành Tâm, huyện Lai Vung ký kết hợp đồng cung cấp quýt đường và cam xoàn cho Công ty VinEco và đã hợp đồng bao tiêu sản phẩm, thu nhập của các nhà vườn tăng 15 - 25%; Đồng Tâm Hội quán phối hợp với Viện Cây ăn quả triển khai 42ha sản xuất xoài đủ điều kiện xuất khẩu sang 3 nước là Mỹ, Malaysia, Trung Quốc...



Tin cùng chuyên mục
Hiệu quả giảm nghèo trong đồng bào DTTS nhìn từ An Lão

Hiệu quả giảm nghèo trong đồng bào DTTS nhìn từ An Lão

Nhờ sử dụng đạt hiệu quả cao nguồn lực từ các Chương trình mục tiêu quốc gia, đặc biệt là Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719), huyện An Lão (Bình Định) đang có những bước chuyển mình mạnh mẽ trong công tác giảm nghèo.