Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Chương trình MTQG phát triển Kinh tế - Xã hội
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
giai đoạn 2021-2030

Đồng Tháp: Giảm tỷ lệ hộ nghèo đến năm 2025 còn dưới 3%

Song Vy - 13:41, 20/08/2022

Ngày 19/8, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp Đoàn Tấn Bửu đã ký và Ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2022 - 2025 trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp.

Đồng tháp trú trọng đến lĩnh vực nông nghiệp hỗ trợ nông dân xây dựng chuỗi giá trị hàng hoá giúp nông dân tăng thu nhập
Đồng tháp trú trọng đến lĩnh vực nông nghiệp hỗ trợ nông dân xây dựng chuỗi giá trị hàng hoá giúp nông dân tăng thu nhập

Theo Kế hoạch Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2022 - 2025 trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp, UBND tỉnh đề ra mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo đến năm 2025 còn dưới 3%; đến năm 2025, thu nhập bình quân đầu người của các hộ nghèo tăng ít nhất là 1,8 lần so với năm 2020 (tương đương 30,9 triệu đồng/người/năm).

Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2022 - 2025 được thực hiện trên phạm vi toàn tỉnh, khuyến khích các địa phương vận dụng các chính sách, cơ chế giảm nghèo đặc thù áp dụng cho đối tượng nghèo trên địa bàn bằng nguồn lực của địa phương.

Các dự án thành phần của Chương trình gồm: Dự án 1: Hỗ trợ đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội các huyện nghèo, các xã đặc biệt khó khăn; Dự án 2: Đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo; Dự án 3: Hỗ trợ phát triển sản xuất, cải thiện dinh dưỡng; Dự án 4: Phát triển giáo dục nghề nghiệp, việc làm bền vững; Dự án 5: Hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo (ít nhất 6.000 hộ); Dự án 6: Truyền thông và giảm nghèo về thông tin; Dự án 7: Nâng cao năng lực và giám sát đánh giá Chương trình.

Tổng nguồn vốn thực hiện Chương trình giai đoạn 2022 - 2025 là gần 520 tỷ đồng.

UBND tỉnh giao Sở Lao động - Thương binh và Xã hội là cơ quan thường trực quản lý Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững; chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, UBND huyện, thành phố, tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện Chương trình theo quy định.

Tin cùng chuyên mục
Tham góp ý kiến thể chế hóa đầy đủ chủ trương của Đảng về lĩnh vực công tác dân tộc

Tham góp ý kiến thể chế hóa đầy đủ chủ trương của Đảng về lĩnh vực công tác dân tộc

Việc xây dựng hồ sơ dự án Luật về lĩnh vực dân tộc là nhằm thể chế hóa đầy đủ đường lối, chủ trương của Đảng, cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp về dân tộc và chính sách dân tộc. Bộ luật cũng tạo hành lang pháp lý cho việc phát triển các dân tộc và vùng DTTS và miền núi. Tại Hội thảo khoa học "Định hướng tên gọi, nội dung dự thảo Luật về lĩnh vực dân tộc" diễn ra sáng ngày 20/9, rất nhiều đại biểu là các nhà quản lý, chuyên gia, khoa học, cơ sở đào tạo...trên các lĩnh vực tham gia tham luận