Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Đồng Hỷ (Thái Nguyên): Quan tâm hỗ trợ đồng bào DTTS ổn định cuộc sống, vươn lên thoát nghèo

Vân Khánh - 10:04, 10/05/2024

Đồng Hỷ là huyện miền núi của tỉnh Thái Nguyên có đông đồng bào DTTS sinh sống. Những năm gần đây đây, bằng nhiều giải pháp thiết thực, huy động hiệu quả các nguồn lực, huyện đã quan tâm, tạo mọi điều kiện để giúp đồng bào ổn định cuộc sống, vươn lên thoát nghèo

Đồng bào DTTS cải tạo vườn tạp, khai hoang đồi bãi để trồng chè, từ đó có thêm thu nhập
Đồng bào DTTS cải tạo vườn tạp, khai hoang đồi bãi để trồng chè, từ đó có thêm thu nhập

Ông Vũ Xuân Thái, Trưởng phòng Dân tộc huyện Đồng Hỷ, cho biết: Xác định công tác giảm nghèo bền vững vùng đồng bào dân tộc thiểu số là một trong những nhiệm vụ quan trọng, trong những năm qua huyện Đồng Hỷ đã huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị; làm tốt công tác tuyên truyền, vận động thuyết phục để thay đổi tư duy, nhận thức, hành động của Nhân dân qua đó phát huy tinh thần tự lực, chủ động nỗ lực vươn lên thoát nghèo; tiếp nhận và sử dụng hiệu quả chính sách và nguồn lực hỗ trợ của Nhà nước...

Thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, năm 2022, xã Văn Lăng, huyện Đồng Hỷ được đầu tư 2 khu tái định cư là xóm Bản Tèn (30 hộ) và xóm Liên Phương (35 hộ). Đây là 2 khu tái định cư dành cho những hộ đồng bào Mông sống trên núi cao, cách xa trung tâm xã từ 15 đến 20km. Nhiều hộ không có đất ở, phải làm nhà bên cạnh khe suối, chân núi đá nên tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn khi xảy ra sạt lở, lũ quét. Ngoài ra, các hộ sống phân tán, cách xa trung tâm xóm, trường học nên địa phương khó có thể đầu tư xây dựng đường giao thông, trường học, làm đường điện ở khu vực nơi ở cũ.

Kinh phí đầu tư cho 2 khu tái định cư này là trên 32,8 tỷ đồng, trong đó ngân sách Trung ương là xấp xỉ 28,6 tỷ đồng; ngân sách tỉnh gần 2,9 tỷ đồng, phần còn lại trích từ ngân sách huyện. Hiện cả 2 khu tái định cư đã hoàn thiện giải phóng mặt bằng và bắt đầu triển khai xây dựng những hạng mục đầu tiên. Việc đầu tư các khu tái định cư là rất thiết thực, giúp đồng bào DTTS an cư, lạc nghiệp, có điều kiện để vươn lên thoát nghèo…

Một buổi định hướng, giới thiệu việc làm cho đồng bào DTTS
Một buổi định hướng, giới thiệu việc làm cho đồng bào DTTS

Cũng trong năm 2023, cùng với việc quan tâm ổn định cuộc sống cho người dân, từ nguồn ngân sách Trung ương và địa phương, huyện Đồng Hỷ cũng đã đầu tư xây mới, cải tạo, sửa chữa 40 công trình thuộc các dự án, tiểu dự án thuộc Chương trình MTQG 1719. Đồng thời, để giúp người dân ổn định cuộc sống, huyện cũng quan tâm đẩy mạnh công tác đào tạo nghề, định hướng nghề nghiệp, giới thiệu thiệu việc làm, hỗ trợ làm Nhà ở, cấp thẻ bảo hiểm y tế, hỗ trợ chi phí học tập... cho đồng bào DTTS.

Tại các buổi tuyên truyền, tư vấn hướng nghiệp, bên cạnh việc tiếp cận thông tin về thị trường lao động, việc làm, nhu cầu tuyển dụng lao động đi làm việc tại nước ngoài, bà con cũng được nghe truyền tải các nội dung, chuyên đề như: Tư vấn, định hướng nghề nghiệp, khởi nghiệp, phát triển ngành nghề thế mạnh tại địa phương; Chuyển đổi tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp; Thực trạng và giải pháp nghề nghiệp, việc làm của thanh niên DTTS…

Công tác dạy nghề, tạo việc làm cho người nghèo được chú trọng nhằm tạo điều kiện cho người lao động trong độ tuổi lao động thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo là người DTTS có trình độ văn hoá, có sức khoẻ, có nhu cầu học nghề hoặc chuyển đổi nghề được học nghề phù hợp, sau khi học nghề được các đơn vị dạy nghề giới thiệu việc làm hoặc tự tạo việc làm để có thu nhập ổn định, nâng cao đời sống, từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững.

Đồng bào DTTS nghèo trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên luôn nhận được sự quan tâm, tạo điều kiện của các cấp, các ngành để vươn lên phát triển kinh tế
Đồng bào DTTS nghèo trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên luôn nhận được sự quan tâm, tạo điều kiện của các cấp, các ngành để vươn lên phát triển kinh tế

Từ năm 2022 đến nay UBND huyện Đồng Hỷ đã phối hợp với Sở Lao động - TB&XH tỉnh tổ chức 02 ngày Hội việc làm trên địa bàn huyện, tại ngày hội đã kết nối 36 đơn vị doanh nghiệp đến tư vấn, tuyển dụng cho gần 2.000 lao động là người DTTS tham gia được tiếp nhận thông tin thị trường lao động, tư vấn giới thiệu việc làm, định hướng nghề nghiệp. Từ năm 2022 đến nay, trên địa bàn huyện tổ chức 17 lớp đào tạo nghề cho trên 500 lao động nông thôn, kết thúc lớp đào tạo 100/100 học viên đã được cấp chứng chỉ nghề, sau đào tạo 80% học viên có việc làm.

Theo đó, những hoạt động định hướng, giới thiệu việc làm như này đã cung cấp đầy đủ, kịp thời các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, nâng cao nhận thức của người dân, người lao động về lao động, việc làm. Từ đó, tạo điều kiện cho bà con tiếp xúc trực tiếp với các doanh nghiệp, HTX, các tổ chức, cá nhân để định hướng, lựa chọn nghề nghiệp, việc làm phù hợp với điều kiện bản thân và gia đình,

Nhờ những giải pháp quyết liệt nêu trên, đến nay đời sống vùng đồng bào DTTS trên địa bàn huyện Đồng Hỷ đã có những đổi thay tích cực. Theo chuẩn nghèo đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2022 - 2025, trên địa bàn huyện Đồng Hỷ có 2.814 hộ nghèo là người DTTS/12.644 hộ chiếm tỉ lệ 22,24%; Đến nay trên địa bàn huyện hộ nghèo đa chiều là người DTTS đã giảm còn 1.816 hộ/11.560 chiếm tỉ lệ 15,71%. Trong 2 năm trên địa bàn huyện Đồng Hỷ giảm 998 hộ nghèo đa chiều là người DTTS tương ứng với 8,38% vượt kế hoạch đề ra (3%/năm). Cụ thể, năm 2022 giảm 365 hộ nghèo đa chiều người DTTS tương ứng 2,89%; Năm 2023 giảm 634 hộ nghèo đa chiều người DTTS tương ứng 5,49%...

Tin cùng chuyên mục
Quảng Nam: Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong vùng đồng bào DTTS

Quảng Nam: Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong vùng đồng bào DTTS

Xác định tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, nâng cao giáo dục pháp luật cho người dân, nhất là vùng đồng bào DTTS và miền núi có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, Quảng Nam đã tích cực triển khai và bước đầu đạt được những kết quả đáng khích lệ.