Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Đồng hành cùng nông dân vùng DTTS và miền núi trong mùa dịch

Trọng Bảo - 21:10, 13/06/2021

Nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng do dịch Covid-19, thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã thực hiện việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí...Tại tỉnh Lào Cai, hàng trăm hộ nông dân trên địa bàn tỉnh đã được hưởng lợi từ sự hỗ trợ của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) tỉnh Lào Cai.

Chính sách hỗ trợ của Nhà nước về cơ cấu nợ, lãi suất cho bà con nông dân chịu ảnh hưởng từ dịch bệnh là rất ý nghĩa và kịp thời
Chính sách hỗ trợ của Nhà nước về cơ cấu nợ, lãi suất cho bà con nông dân chịu ảnh hưởng từ dịch bệnh là rất ý nghĩa và kịp thời

Gia đình anh Phạm Văn Tuyên ở thôn An Hồng, xã Sơn Hà, huyện Bảo Thắng phát triển mô hình trang trại chăn nuôi gà, lợn với quy mô lớn. Trung bình trang trại của gia đình anh duy trì 20 nghìn con gà và hàng trăm con lợn nái, lợn thịt. Để phát triển sản xuất thì nguồn vốn vay từ Ngân hàng Agribank, là một trong những nguồn lực quan trọng để anh duy trì và mở rộng quy mô chăn nuôi.

Anh Tuyên cho biết: Khi dịch bệnh chưa diễn biến phức tạp, bình quân cứ 10 ngày gia đình anh xuất bán khoảng 5 nghìn con gà thịt cho thị trường trong tỉnh. Tuy nhiên, khi dịch bệnh bùng phát, thị trường tiêu thụ giảm, gà của trang trại gia đình anh tiêu thụ rất chậm (chỉ bán được khoảng hơn 1 nghìn con/10 ngày). Trong khi đó, để duy trì đàn gà hiện có thì mỗi ngày anh phải chi hàng chục triệu đồng tiền thức ăn.

“Trong tháng 4/2020, gia đình tôi đã được hỗ trợ lãi suất vay là 6% năm (bình thường lãi suất vay sản xuất là 9-10%). Cùng với đó, gia đình được cơ cấu lại thời gian trả nợ từ khoản dư nợ của Ngân hàng Agribank là 1,2 tỷ đồng. Với việc được gia hạn trả nợ đối với gia đình tôi thời điểm này là rất quan trọng và kịp thời, vì hiện tại gà tiêu thụ chậm mà vẫn phải duy trì thức ăn hàng ngày nên rất tốn kém, nếu phải trả nợ đối với khoản vay đã đến hạn thì rất khó khăn cho các hộ chăn nuôi như chúng tôi”, anh Tuyên chia sẻ.

Bảo Thắng là địa phương có nhiều mô hình trang trại, các hộ phát triển sản xuất nông lâm nghiệp nhất tỉnh Lào Cai. Trong những năm qua, đồng hành cùng với bà con nông dân, Chi nhánh Ngân hàng Agribank huyện Bảo Thắng đã có nhiều giải pháp hỗ trợ nguồn vốn cho phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn.

Ông Nguyễn Đình Long, Phó Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Agribank huyện Bảo Thắng cho biết: Đến thời điểm này, tổng dư nợ của chi nhánh đạt 1.146 tỷ; trong đó, dư nợ cho vay nông nghiệp nông thôn đạt 1.110 tỷ đồng, chiếm 97,0%. Đặc biệt, trước tác động của dịch bệnh Covid-19, chi nhánh đã thực hiện cơ cấu lại các khoản nợ cho khách hàng vay phát triển nông nghiệp, nông thôn. Cụ thể, tính đến hết tháng 5/2021 đã thực hiện hỗ trợ được 91 khách hàng với dư nợ quy đổi VNĐ là gần 194 tỷ đồng. Trong đó, cơ cấu lại nợ giữ nguyên nhóm nợ đối với 19 khách hàng, dư nợ được cơ cấu 8.100 triệu; cho vay mới lãi suất ưu đãi 71 khách hàng, dư nợ 186 tỷ đồng…

“Chúng tôi cho rằng với chính sách hỗ trợ của Đảng và Nhà nước về cơ cấu lại dư nợ, hỗ trợ lãi suất đối với các hộ nông dân trước ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 là rất kịp thời và có ý nghĩa. Qua đó, tạo điều kiện để bà con có thể duy trì và phục hồi sản xuất khi dịch bệnh được khống chế”.

Cán bộ ngân hàng thường xuyên đến các hộ vay sản xuất, kinh doanh để kịp thời tháo gỡ khó khăn cho bà con (ảnh chụp trước thời điểm dịch Covid-19 bùng phát trở lại)
Cán bộ ngân hàng thường xuyên đến các hộ vay sản xuất, kinh doanh để kịp thời tháo gỡ khó khăn cho bà con (ảnh chụp trước thời điểm dịch Covid-19 bùng phát trở lại)

Có thể nói, hiện nay đối với các hộ kinh doanh, sản xuất trong lĩnh vực nông lâm nghiệp thì hệ thống Ngân hàng Agribank là “bà đỡ” của bà con nông dân. Ông Nguyễn Đình Hải, Phó Giám đốc Ngân hàng Agribank Lào Cai cho biết: Tính đến thời điểm hiện tại, dư nợ bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh là 540 tỷ với 143 hộ; dư nợ miễn giảm lãi suất cho khách hàng 47,2 tỷ đồng (số tiền miễn giảm 500 triệu đồng), cho vay mới hỗ trợ cho 140 khách bị ảnh hưởng do dịch bệnh với 307 tỷ đồng.

“Về lãi suất cho vay hiện nay, đối với khách hàng vay ưu đãi ngắn hạn theo quy định 30a, Quyết định 68/2013 của Thủ tướng Chính phủ và Nghị quyết 26/2020 của HĐND tỉnh Lào Cai là 4,5%/năm. Cho vay trung, dài hạn đối với các đối tượng ưu tiên tối đa là 7,5%/năm và khách hàng phải đáp ứng các điều kiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và của Ngân hàng Agribank”, ông Hải thông tin thêm. 

Cũng theo Phó Giám đốc Agribank Lào Cai thì khó khăn hiện nay đối với việc hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng dịch bệnh đó là quy trình, thủ tục bắt buộc đơn vị phải tuân thủ. Qua thực tế triển khai, cũng còn một số khách hàng chưa đáp ứng được hết các yêu cầu nên chưa tiếp cận được các ưu đãi này.

“Chúng tôi mong muốn có được sự hỗ trợ từ phía Ngân hàng Nhà nước và sự phối kết hợp chặt chẽ của cấp ủy, chính quyền địa phương để các thủ tục cũng như chính sách được triển khai kịp thời đến bà con nông dân. Có như vậy thì việc tiếp cận nguồn vốn ưu đãi này đối với người nông dân sẽ dễ dàng và thuận lợi hơn”, ông Hải kiến nghị.

(Nội dung thông tin tuyên truyền thực hiện Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ)

Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.