Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Động đất có độ lớn 3.6 tại Mộc Châu

PV - 17:49, 01/08/2020

Trung tâm Báo tin động đất và cảnh báo sóng thần - Viện Vật lý địa cầu (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) cho biết, vào lúc 5 giờ 31 phút 13 giây ngày 1/8, một trận động đất có độ lớn 3.6 xảy ra tại khu vực huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La, độ sâu chấn tiêu khoảng 8,1 km.

Bản đồ chấn tâm trận động đất ở Mộc Châu (Sơn La) sáng 1/5/2020. Ảnh: igp-vast.vn
Bản đồ chấn tâm trận động đất ở Mộc Châu (Sơn La) sáng 1/5/2020. Ảnh: igp-vast.vn

Theo Viện trưởng Viện Vật lý địa cầu Nguyễn Xuân Anh, trận động đất này tiếp tục là dư chấn của trận động đất có độ lớn 5.3 diễn ra vào 12 giờ 14 phút ngày 27/7. Liên tiếp từ đó đến nay, tại Mộc Châu (Sơn La) đã xảy ra hàng chục dư chấn của trận động đất trên với độ lớn đo được từ 2.6 đến 4.0. Thông thường, một trận động đất có độ lớn 5.3 như trên có thể gây ảnh hưởng trên phạm vi cả trăm km và kéo theo nhiều dư chấn trong nhiều ngày.


Trung tâm Báo tin động đất và cảnh báo sóng thần - Viện Vật lý địa cầu đã cử hai đoàn công tác lên Mộc Châu, Sơn La để kiểm tra, đánh giá dư chấn và mức độ ảnh hưởng do động đất; đồng thời tiến hành lắp đặt 2 máy đo dư chấn trên địa bàn các xã Nà Mường và Tân Lập (huyện Mộc Châu). 


Ông Nguyễn Xuân Anh cho biết thêm, Sơn La là tỉnh thuộc khu vực có nguy cơ tiềm ẩn cao về động đất, nằm trên đới đứt gãy sông Đà đang hoạt động địa chất diễn ra tương đối mạnh. Do đó, chính quyền địa phương cần chủ động rà soát lại các công trình xây dựng có kết cấu yếu; tăng cường tuyên truyền phòng, chống động đất đến người dân địa phương; chủ động di dời, bố trí nơi ở an toàn cho người dân ở nơi có nguy cơ cao xảy ra động đất; rà soát lại các khu vực triền sông, triền núi dễ xảy ra nguy cơ sạt lở đất, đá lăn để cắm biển cảnh báo, chủ động ngăn ngừa người dân qua lại.


Theo thống kê của Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Sơn La, đến ngày 30/7, các đợt động đất và dư chấn trên địa bàn huyện Mộc Châu đã làm 4 trụ sở làm việc UBND các xã Nà Mường, Tà Lại, Lóng Sập, Tân Hợp bị lún, nứt tường, rơi vỡ nhiều mảng trát tường nhà, trần nhà và nứt gãy nhiều đoạn cổ trần; 11 nhà văn hóa của các xã trên địa bàn huyện Mộc Châu bị sập trần nhựa, lún nứt tường; 4 trạm y tế và 8 điểm trường bị ảnh hưởng… Các đợt động đất và dư chấn trên địa bàn huyện Mộc Châu cũng khiến 302 nhà ở của người dân bị lún, nứt tường, vỡ ngói lợp, sập trần nhựa.

Người dân bản Tháng Năm, xã Tà Lại, huyện Mộc Châu lợp lại mái nhà bị hư hỏng do động đất. Ảnh: Hữu Quyết - TTXVN
Người dân bản Tháng Năm, xã Tà Lại, huyện Mộc Châu lợp lại mái nhà bị hư hỏng do động đất. Ảnh: Hữu Quyết - TTXVN

Trung tâm Báo tin động đất và cảnh báo sóng thần - Viện Vật lý địa cầu đang tiếp tục theo dõi các trận động đất này.

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.