Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Đồng bào DTTS được tiếp cận bệnh viện thông minh

HỒNG PHÚC - 14:38, 07/10/2019

Bệnh viện thông minh là mô hình không chỉ ứng dụng các kỹ thuật mới trong khám, điều trị mà còn từng bước số hóa bệnh án điện tử, áp dụng chữ kỹ số… Mô hình này hứa hẹn, làm giảm mức độ bất bình đẳng trong các cơ hội tiếp cận dịch vụ y tế giữa các vùng miền, đặc biệt là vùng đồng bào DTTS và miền núi.

Người bệnh được cấp thẻ khám bệnh thông minh tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ.
Người bệnh được cấp thẻ khám bệnh thông minh tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ.

Thẻ khám bệnh thông minh

Đây là một trong những dịch vụ thuộc mô hình bệnh viện thông minh, người bệnh (có thẻ thông minh do bệnh viện phát hành) khi đến khám, chữa bệnh sẽ thực hiện thủ tục đăng ký khám bằng cách quẹt thẻ để lấy số thứ tự khám bệnh, bảo đảm nhanh chóng, chính xác. Với thẻ khám bệnh thông minh này, người bệnh cũng không cần phải dùng bút để ký các chữ ký cho các bản cam kết trước khi mổ. 

 Bác Đinh Minh Tuất, dân tộc Mường, ở huyện Thanh Thuỷ (Phú Thọ) đã sử dụng thẻ khám bệnh điện tử hơn một năm nay. Bác Tuất chia sẻ: Mỗi lần đi khám bệnh, chỉ cần mang thẻ Bảo hiểm y tế và thẻ khám bệnh thông minh tới viện đến quét mã vạch và chờ đến lượt khám. Toàn bộ quy trình đều được các bác sĩ thao tác trên máy tính. Hiện tại, thẻ khám bệnh thông minh đang được triển khai tại hơn 60 bệnh viện của 25 tỉnh, thành phố trên toàn quốc. 

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ là một trong những đơn vị được triển khai đầu tiên về ứng dụng thẻ khám bệnh thông minh trong chương trình “Một thẻ quốc gia từ năm 2014”. Tại đây, đã triển khai việc quẹt thẻ để in hóa đơn đỏ các chi phí khám, chữa bệnh nhằm bảo đảm sự công khai, minh bạch các dịch vụ và chi phí khám chữa bệnh. Ở tất cả các phòng khám cũng đã được trang bị màn hình LCD và loa gọi, giúp người bệnh khi đến khám nhìn thấy công khai thứ tự của mình và chờ đến lượt vào khám một cách văn minh, không còn tâm lý chiếm chỗ, chen lấn trước khi chưa áp dụng mô hình.

“Với những tỉnh có đông đồng bào DTTS như Phú Thọ, thì đây còn là cơ hội để bà con được tiếp cận với các dịch vụ y tế chất lượng cao, xoá bỏ khoảng cách vùng miền”, BS CKII Hoàng Xuân Đoài, Giám đốc BVĐK tỉnh Phú Thọ cho biết.

Và bệnh án điện tử…

Trên thực tế, hằng năm, mỗi bệnh viện phải lưu trữ hàng trăm nghìn bệnh án giấy. Hồ sơ bệnh án bằng giấy phải được lưu trữ ít nhất 10 năm; một số trường hợp phải đến 15, 20 năm theo quy định pháp luật. Do vậy, bệnh viện phải chi phí khá tốn kém cho việc cất giữ, bảo quản. Khi có vấn đề cần kiểm tra lại, việc tìm kiếm trong kho vô cùng vất vả và tốn thời gian. Vì thế, triển khai bệnh án điện tử đã giảm được tối đa hồ sơ bệnh án giấy, giúp truy cập nhanh thông tin, hỗ trợ chẩn đoán, nghiên cứu khoa học của các chuyên khoa, hỗ trợ bác sĩ trong quá trình điều trị, đặc biệt, người bệnh được thăm khám, điều trị chính xác, hiệu quả hơn.

Bệnh án điện tử còn khắc phục sai sót trong việc thống kê sai số lượng thuốc, tránh được sao chép sai, chỉ định không phù hợp về thời gian... Hệ thống phần mềm cho phép cảnh báo các trường hợp dị ứng thuốc, tương tác thuốc, phụ nữ có thai, đánh giá tình trạng dinh dưỡng, triển khai kháng sinh dự phòng, chỉ định sử dụng thuốc của bác sĩ điều trị…

Từ tháng 3/2019, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ thực hiện thí điểm bệnh án điện tử. Đến nay, trong mỗi phòng bệnh thuộc các trung tâm chuyên sâu, các khoa trong bệnh viện đều được trang bị máy tính di động để thực hiện bệnh án điện tử. Sóng wifi tốc độ cao đã đựơc phủ toàn bệnh viện. Toàn bộ thông tin được truyền tải trong bệnh viện qua mạng, do đó quy trình khám, chữa bệnh sẽ được rút gọn và cải thiện rất nhiều, đặc biệt, người bệnh không mất quá nhiều thời gian chờ đợi, gây mệt mỏi, tốn kém… 

Bên cạnh đó, giải pháp bệnh viện thông minh còn giúp lãnh đạo khoa kiểm soát mã hóa chẩn đoán, theo dõi sát việc thực hiện các chỉ định chăm sóc, chỉ định cận lâm sàng… 

Có thể thấy, những bước đi mạnh dạn và nỗ lực của nhiều bệnh viện trên cả nước, cùng sự đồng hành của ngành Y tế và Chính phủ sẽ giúp người dân nhanh chóng được hưởng dịch vụ y tế công nghệ cao, được cập nhật kịp thời những xu hướng và phương pháp điều trị mới trên thế giới.

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.