Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Đồng bằng Sông cửu Long: Tạo đột phá trong phòng chống ngập lụt đô thị

PV - 14:16, 14/11/2018

Trận ngập đầu tháng 10 vừa qua, được xem là nặng nề nhất 40 năm qua tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Lũ dâng cao nhấn chìm nhiều khu vực đô thị khiến người dân phải căng mình ứng phó… Thực tế này đòi hỏi các địa phương, người dân trong khu vực có những giải pháp cấp bách. Đặc biệt, phải thay đổi tư duy, tạo đột phá trong việc thích ứng với biến đổi khí hậu.

Nhận định nguyên nhân

Ghi nhận của người dân và lãnh đạo địa phương trong khu vực ĐBSCL về những trận ngập lụt vừa qua là, do mưa to kèm theo triều cường làm cho đỉnh chiều cường vượt mức lịch sử. Ông Đào Anh Dũng, Phó Chủ tịch UBND TP. Cần Thơ thông tin, nhiều năm qua, mức triều cường tại Cần Thơ cao không quá 2,15m, nhưng trận đầu tháng 10 đã lên đến 2,23m, người dân hoàn toàn bị động, đành đối phó cục bộ, các nhà dân nhanh chóng xây các bức tường chắn nước và đắp đê để ngăn nước tràn vào các khu vườn, tránh thiệt hại hoa màu và trái cây.

Trận ngập mới đây đã khiến cho người dân ĐBSCL bị động. Trận ngập mới đây đã khiến cho người dân ĐBSCL bị động.

Tại tỉnh Vĩnh Long, đợt triều cường vừa qua, nhiều hộ dân sống ven sông Hậu trên địa bàn bị thiệt hại nặng nề về hoa màu và trái cây. Theo thống kê của ấp Mỹ Thới 1, xã Mỹ Hoà, TX. Bình Minh, toàn ấp có khoảng 10 hộ, với khoảng 10.000m2 trồng bưởi bị chết hoàn toàn không cứu được do nước ngập làm thối rễ. Đợt triều cường vừa qua đã làm cho khoảng 300 công đất trồng bưởi Năm Roi của 22 hộ dân nơi đây bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Các nhà khoa học của ĐBSCL nhận định, trước đây, khi lũ về đến ĐBSCL được trữ ở hai túi nước chính là Tứ Giác Long Xuyên và Đồng Tháp Mười. Vào mùa khô, lượng nước này sẽ thoát dần về phía hạ lưu, góp phần giảm bớt tình trạng xâm nhập mặn. Tuy nhiên, trong hai thập niên vừa qua, rất nhiều đê bao đã hình thành ở hai vùng trữ lũ nói trên để phục vụ cho sản xuất lúa 3 vụ. Vì vậy, nước lũ không còn không gian chứa nên phải chảy sang những khu vực khác và đổ về phía hạ lưu, nơi có các đô thị như Cần Thơ, Vĩnh Long.

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Lê Anh Tuấn, Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu về biến đổi khí hậu (Trường Đại học Cần Thơ) cho biết, hiện nay, nước bị cướp mất không gian, bởi đê bao khép kín; Các công trình giao thông thì vô tình trở thành vật cản làm thay đổi cơ chế dòng chảy các con sông; tạo ra hiện tượng thất thường của thủy văn. Các “túi chứa nước” vốn được điều tiết tự nhiên ở Đồng Tháp Mười, Tứ Giác Long Xuyên đã bị phá vỡ; nhiều kênh rạch tự nhiên bị xóa sổ nhường chỗ cho công trình xây dựng.

Ngoài ra, theo phân tích của các nhà khoa học, ngập lụt còn do nhiều yếu tố như lũ từ thượng nguồn đổ về kết hợp với triều cường, mưa lớn kéo dài, đô thị hoá đã làm giảm thấm nước xuống lòng đất, nên khi mưa xuống, hầu như toàn bộ lượng nước mưa đều tập trung thành dòng chảy mặt, trong khi cơ sở vật chất của hệ thống tiêu thoát nước lại xuống cấp và quá lạc hậu.

Theo Thạc sĩ Nguyễn Hữu Thiện, chuyên gia nghiên cứu độc lập về sinh thái ĐBSCL, bên cạnh yếu tố nước lũ kết hợp triều cường dâng cao thì, một trong các nguyên nhân chủ yếu, gây ngập lụt các đô thị ở ĐBSCL thời gian qua, là do khu vực này đang bị sụt lún rất nhanh.

Cần thay đổi tư duy

Trên cơ sở phân tích các nguyên nhân của tình trạng ngập lụt ĐBSCL, có thể thấy việc chống ngập cho các đô thị rất cần những giải pháp công trình, kỹ thuật. Việc kiểm soát lũ, triều cường bằng hệ thống đê, cống đồng bộ, trạm bơm, hệ thống thoát nước là cần thiết. Nhưng quan trọng hơn trong giai đoạn này, chúng ta cần thay đổi tư duy thích ứng với biến đối khí hậu.

Theo Nghị quyết số 120/NQ-CP của Chính phủ về phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu, Chính phủ cũng đã xác định hai tư duy đột phá. Đó là tư duy thích ứng thuận theo tự nhiên và quy hoạch không gian tích hợp.

Thuận theo tự nhiên là một thái độ rất đúng đắn, bởi vì cách làm duy ý chí, chống lại quy luật tự nhiên, nhất là bằng các biện pháp công trình lớn, thường không hiệu quả và phải trả giá đắt về sau. ĐBSCL có những đặc điểm đặc thù, cần phải được hiểu để thích ứng phù hợp chứ không nên chống lại.

Quy hoạch không gian tích hợp, là quy hoạch mang tính không gian vùng, tiểu vùng và liên kết vùng. Để làm được điều này, đòi hỏi các địa phương phải nghiêm túc thực thi mệnh lệnh liên kết, không mạnh ai nấy làm, địa phương nào biết địa phương đó, ngành nào biết ngành đó như hiện nay. Chỉ có cách tiếp cận theo vùng mới mong thích ứng trước các biến đổi tự nhiên và xã hội”, Tiến sĩ Lê Anh Tuấn nhấn mạnh.

NHƯ TÂM

Tin cùng chuyên mục
Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Dù mới được thành lập nhưng các Câu lạc bộ (CLB) “Thủ lĩnh của sự thay đổi” tại huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai) đã góp phần trang bị cho học sinh nhiều kiến thức, kỹ năng bổ ích để các em nói lên tiếng nói của mình và thay đổi nhận thức của thế hệ trẻ đồng bào DTTS ngay từ trên ghế nhà trường. Đặc biệt, các em còn là những hạt nhân tiên phong thay đổi nhận thức, xóa bỏ định kiến giới, từ đó dần xóa bỏ thói quen, tập tục lạc hậu ở thôn ấp, bản làng để cùng nhau vươn lên phát triển.