Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Đồng bằng sông Cửu Long chuẩn bị các điều kiện tốt nhất cho năm học mới

Tào Đạt - Như Tâm - 07:49, 05/09/2024

Để chuẩn bị những điều kiện cần thiết cho năm học mới 2024 – 2025, các trường học ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đã và đang hoàn thành việc nâng cấp, sửa chữa trường lớp học, mua sắm trang thiết bị; rà soát, sắp xếp, điều động đội ngũ giáo viên nhằm bảo đảm tốt nhất công tác dạy và học của các cơ sở giáo dục trên địa bàn.

Khu ở nội trú Trường Dân tộc nội trú THCS Trần Đề (Sóc Trăng) đang được chỉnh trang để đón các em trong năm học mới (ảnh Thạch Hồng)
Khu ở nội trú Trường Dân tộc nội trú THCS Trần Đề (Sóc Trăng) được chỉnh trang để đón các em trong năm học mới. (Ảnh: Thạch Hồng)

Sửa sang trường lớp để đón học sinh

Tỉnh Sóc Trăng có hơn 30% đồng bào dân tộc Khmer sinh sống. Hòa chung không khí chuẩn bị đón năm học mới 2024-2025 của cả nước, tại vùng đồng bào Khmer ở tỉnh Sóc Trăng, các trường học cũng đã được chính quyền địa phương, ngành Giáo dục, Ban Giám hiệu trường chuẩn bị chu đáo cơ sở vật chất để đón các em tựu trường.

Được đầu tư xây dựng lại khang trang với kinh phí gần 15 tỷ đồng, Trường Tiểu học Đại Ân 2A (huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng) đưa vào sử dụng năm học 2022- 2023, quy mô 14 phòng học và 7 phòng chức năng. Đồng thời, Trường còn có nhà thi đấu đa năng để các học sinh rèn luyện thể chất. Trong những ngày qua, các thầy cô giáo, nhân viên Nhà trường đã  tổng vệ sinh lớp học, khuôn viên Trường sạch sẽ, bàn ghế cũng được sắp xếp gọn gàng. 

Ngôi trường Tiểu học Đại Ân 2A được đầu tư khang trang (Ảnh: Thạch Hồng)
Ngôi trường Tiểu học Đại Ân 2A được đầu tư khang trang. (Ảnh: Thạch Hồng)

Thầy Trà Tấn Khanh, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Đại Ân 2A, cho hay: Nhà trường hiện có tổng số 20 lớp với 650 em, trong đó học sinh Khmer chiếm hơn 50%. Đối với học sinh Khmer, đã tựu trường trước khai giảng 2 tuần để tăng cường tiếng Việt cho các em trước khi bước vào năm học mới.

“Đến thời điểm này, công tác đón học sinh trở lại học tập đã hoàn tất. Nhờ sự quan tâm đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trường lớp vùng đồng bào dân tộc Khmer, những năm qua, chất lượng giáo dục của trường không ngừng được nâng lên”, thầy Trà Tấn Khanh nhấn mạnh.

Trong năm học 2024 - 2025, tỉnh Sóc Trăng có 475 trường; trong đó, cấp trung học phổ thông có 40 trường, cấp trung học cơ sở có 108 trường, cấp tiểu học có 197 trường, bậc học mầm non - mẫu giáo có 130 trường. So với năm học 2023 - 2024, năm học này giảm 4 trường.

Ông Nguyễn Văn Khởi - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng cho biết: Mạng lưới trường, lớp từng bước được tỉnh quan tâm sắp xếp đảm bảo điều kiện đi lại, học tập của học sinh. Ngành Giáo dục tỉnh cũng đã xóa dần các điểm lẻ, các phòng học tạm bợ, giảm các điểm trường mà điều kiện chưa đảm bảo để tập trung học sinh ở những nơi có điều kiện thuận lợi, cơ sở vật chất được nâng cấp. Từ đó, cho học sinh được thụ hưởng sự công bằng trong giáo dục, chất lượng giáo dục từng bước được nâng lên.

Lớp học được vệ sinh sạch sẽ, ban ghê được sắp xếp gọn gàng (Ảnh: Thạch Hồng)
Lớp học được vệ sinh sạch sẽ, bàn ghế được sắp xếp gọn gàng. (Ảnh: Thạch Hồng)

Cùng với chú trọng đầu tư cơ sở vật chất, ngành Giáo dục  tỉnh cũng rà soát biên chế, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; đồng thời định hướng các nội dung nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm cần thực hiện trong năm học.

“Mục tiêu năm học 2024 - 2025, ngành Giáo dục tỉnh Sóc Trăng đặt ra và phấn đấu là nâng cao chất lượng giáo dục ngang tầm khu vực, kết quả học sinh giỏi quốc gia tiếp tục nâng lên, tỷ lệ tốt nghiệp phải tiếp tục duy trì ổn định”, ông Nguyễn Văn Khởi nhấn mạnh.

Đảm bảo đáp ứng điều kiện học tập

Tại Tiền Giang, các trường học trên địa bàn cũng đang chủ động chuẩn bị cơ sở vật chất, đầu tư mua sắm thiết bị dạy học, sẵn sàng cho năm học mới. Ngay khi kết thúc năm học 2023 - 2024, ngành Giáo dục tỉnh đã chỉ đạo các trường THPT, Phòng GD&ĐT rà soát, đánh giá toàn diện tình hình cơ sở vật chất, trang thiết bị giáo dục… để trình và tham mưu cho địa phương sớm có kế hoạch sửa chữa, nâng cấp, mua sắm đầy đủ trang thiết bị dạy và học, phục vụ tốt cho năm học 2024 - 2025.

Tại huyện Cái Bè (Tiền Giang), từ nguồn kinh phí sự nghiệp giáo dục, huyện đầu tư sửa chữa, xây mới nhiều phòng học, nhà vệ sinh, mua sắm bàn ghế, máy vi tính... Theo thống kê của Phòng GD&ĐT huyện Cái Bè, tính đến tháng 6/2024, huyện hoàn thành thêm 3 trường, nâng tổng số trường đạt chuẩn quốc gia lên con số 47.

Ông Nguyễn Phương Toàn - Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Tiền Giang cho biết, ngành đã chủ động rà soát cơ sở vật chất, chuẩn bị thật tốt các điều kiện cần thiết cho năm học mới. Với sự chuẩn bị chu đáo, quyết tâm của các cấp chính quyền, sự ủng hộ của xã hội, nỗ lực từ mỗi cán bộ, giáo viên, toàn ngành Giáo dục của tỉnh sẽ triển khai hiệu quả Chương trình GDPT 2018 trên địa bàn tỉnh Tiền Giang.

Một góc thư viện Trường Dân tộc nội trú THCS Trần Đề (tỉnh Sóc Trăng)
Một góc thư viện Trường Dân tộc nội trú THCS Trần Đề (tỉnh Sóc Trăng)
Tại TP. Cần Thơ, để chuẩn bị tốt cơ sở vật chất, trường, lớp học phục vụ hoạt động giáo dục trong năm học mới, hiện nay, các địa phương đang phối hợp với ngành Giáo dục thực hiện nâng cấp, sửa chữa 12 trường THPT; xây mới 13 trường với tổng kinh phí khoảng 115 tỷ đồng.

Về nhu cầu giáo viên cần tuyển cho năm học 2024 - 2025 trên địa bàn Thành phố là 411 giáo viên (trong đó: 123 giáo viên mầm non, 216 giáo viên tiểu học, 42 giáo viên THCS, 30 giáo viên THPT). Để khắc phục tình trạng thiếu giáo viên, Sở GD&ĐT Thành phố, UBND các quận, huyện đã chủ động rà soát, sắp xếp, điều chuyển 22 giáo viên giữa các đơn vị tham gia giảng dạy.

Trong buổi kiểm tra công tác chuẩn bị cho năm học mới vừa qua, ông Nguyễn Văn Hiếu - Bí thư Thành ủy Cần Thơ cho hay: Năm nay, toàn Thành phố có hơn 250 nghìn học sinh; nếu không chuẩn bị tốt thì chất lượng giáo dục sẽ bị ảnh hưởng. Trong đó, bước chuẩn bị đầu tiên là đội ngũ phải đảm bảo số lượng, chất lượng đội ngũ nhà giáo; chú trọng tập huấn kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên.

Các trường học phải đảm bảo cơ sở vật chất, an ninh, an toàn trường học. Bên cạnh đó, vận động, tuyên truyền từ gia đình đến xã hội quan tâm, động viên giúp đỡ để học sinh ra lớp đầy đủ, không bỏ học...

Tin cùng chuyên mục
Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Nhằm thúc đẩy đồng bào các DTTS phát triển toàn diện trên các lĩnh vực đời sống, kinh tế, xã hội, trong nhiều năm qua, việc nâng cao kiến thức, trình độ, năng lực… cho người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi Nghệ An được các cấp, các ngành trong tỉnh rất quan tâm. Đặc biệt, từ khi triển khai Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I: từ năm 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) nội dung này càng được thực hiện bài bản, quyết liệt hơn nhờ nguồn lực đầu tư, hỗ trợ của Chương trình.