Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Đồn biên phòng Bản Lầu những ngày cuối năm

Trọng bảo - 11:23, 21/01/2021

Tết đến, xuân về với những người con xa quê hương là thời khắc quan trọng để đoàn tụ với gia đình. Còn với những chiến sĩ bộ đội biên phòng tỉnh Lào Cai, Tết là những ngày đêm không nghỉ để bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ Quốc và căng mình trên mặt trận chống dịch Covid-19. Hàng chục chốt dã chiến được dựng lên khắp các tuyến biên giới Lào Cai trở thành những vành đai thép, đang từng ngày từng giờ bảo vệ người dân vui Tết, đón xuân.

Bất kể ngày hay đêm cán bộ, chiến sỹ Đồn biên phòng Bản Lầu vẫn duy trì tuần tra bảo vệ biên giới, phòng chống dịch bệnh
Bất kể ngày hay đêm cán bộ, chiến sỹ Đồn biên phòng Bản Lầu vẫn duy trì tuần tra bảo vệ biên giới, phòng chống dịch bệnh

Những ngày cuối năm 2020, chúng tôi có dịp lên với cán bộ, chiến sỹ Đồn biên phòng Bản Lầu, xã Bản Lầu, huyện Mường Khương (Lào Cai). Đón chúng tôi Thiếu tá Phạm Thiện Hãnh, Chính trị viên phó Đồn biên phòng Bản Lầu cho biết, hiện cán bộ chiến sỹ của đơn vị đang rải hết ở các tổ, chốt, các đội tuần tra cơ động vừa bảo vệ chủ quyền biên giới Quốc gia, vừa thực hiện nhiệm vụ phòng chống dịch Covid - 19.

“Những ngày cuối năm này, bà con lao động bên nước bạn thường sẽ về nhiều để sum họp cùng gia đình; cùng với đó nguy cơ lây lan dịch bệnh sẽ cao hơn. Chính vì vậy, cán bộ, chiến sỹ trong đơn vị càng phải tăng cường tuần tra, kiểm soát ngăn chặn xuất nhập cảnh trái phép, thực hiện tốt các yêu cầu về phòng chống dịch bệnh”, Thiếu tá Hãnh cho biết thêm.

Đã nhiều tháng nay, Thiếu tá Hoàng Việt Kha, Tổ trưởng Tổ công tác Na Lốc 2, Đồn Biên phòng Bản Lầu, không về thăm nhà. Tranh thủ mỗi khi tuần tra về, anh lại điện thoại hỏi thăm gia đình, nhất là những đứa trẻ đã lâu ngày không được gặp cha. 

Anh Kha bảo, những ngày cuối năm ở đấy gió rét cắt da, cắt thịt, những lúc đi tuần tra làm nhiệm vụ, thì công việc cũng cuốn đi nỗi nhớ nhà, khi hết ca tuần về chốt thì nhớ gia đình, nhớ con da diết. Nhưng vì nhiệm vụ thiêng liêng bảo vệ biên giới, nhiệm vụ phòng chống dịch chống dịch các anh chưa một phút xao lòng, mất cảnh giác.

“Khi đã vào lực lượng Bộ đội biên phòng, được Đảng uỷ Ban chỉ huy Đồn giao nhiệm vụ, thì bản thân mỗi cán bộ chiến sĩ chúng tôi đều nêu cao tinh thần, trách nhiệm của mình vượt mọi khó khăn, thử thách để hoàn thành nhiệm vụ được giao phó, góp phần cùng với cả nước phòng chống dịch bệnh”, Thiếu tá Kha tâm sự.

Dọc tuyến biên giới thuộc địa phận xã Bản Lầu, huyện Mường Khương, hàng loạt các chốt kiểm soát dịch Covid - 19 được dựng lên. Tại đây, các chiến sĩ bộ đội biên phòng phối hợp với lực lượng chức năng địa phương túc trực, canh gác 24/24h nhằm kiểm soát chặt chẽ tình trạng xuất nhập cảnh trái phép.

 Bên cạnh việc tăng cường tuần tra, kiểm soát, cán bộ chiến sỹ ở đây còn tăng cường tuyên truyền vận động bà con chấp hành tốt Luật biên giới, không xuất nhập cảnh trái phép, không thăm thân, qua lại biên giới, khi ra hoặc vào khu vực vành đai biên giới đều mang khẩu trang, sát khuẩn thực hiện tốt các biện pháp phòng chống dịch.

Các chiến sỹ của Đồn vừa "trực chiến", vừa tăng gia sản xuất
Các chiến sỹ của Đồn vừa "trực chiến", vừa tăng gia sản xuất

Để chuẩn bị cho một cuộc chiến chống dịch lâu dài và phức tạp, các chốt kiểm soát đã được xây dựng kiên cố bằng khung sắt, lợp mái tôn bảo đảm nơi nghỉ ngơi cho cán bộ, chiến sỹ. Cùng với đó, để chủ động nguồn cung cấp thực phẩm tại chỗ phục vụ cho nhiệm vụ lâu dài, cán bộ, chiến sỹ ở đây còn tích cực tăng gia sản xuất, chăn nuôi, trồng rau xanh quanh chốt… 

Đến thời điểm này, cơ bản tất cả các chốt, tổ công tác của Đồn biên phòng Bản Lầu đã có thể chủ động về rau xanh, gà, ngan..., bảo đảm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt và đời sống của cán bộ, chiến sỹ...

Tin cùng chuyên mục
Thách thức nâng cao chất lượng dân số vùng miền Tây Nghệ An: Tăng cường truyền thông về chăm sóc sức khỏe cho người dân (Bài 2)

Thách thức nâng cao chất lượng dân số vùng miền Tây Nghệ An: Tăng cường truyền thông về chăm sóc sức khỏe cho người dân (Bài 2)

Hàng loạt tồn tại, hạn chế đã được chỉ ra, trong đó nổi cộm là địa bàn sinh sống của đồng bào DTTS chủ yếu ở vùng sâu, vùng xa, điều kiện kinh tế khó khăn; trình độ dân trí, hiểu biết pháp luật của một bộ phận người dân còn hạn chế..., đã tạo "đất sống" cho những hủ tục, tập quán lạc hậu tồn tại. Đây chính là những thách thức lớn làm ảnh hưởng đến quá trình nâng cao chất lượng dân số vùng miền Tây xứ Nghệ. Thực tế, đã có nhiều giải pháp khắc phục hạn chế được đưa ra, trong đó là việc tổ chức các hoạt động truyền thông nhằm thay đổi tư duy; đồng thời lồng ghép cung cấp các dịch vụ khám sức khỏe, sàng lọc một số bệnh trong Nhân dân.