Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Đổi thay ở Pác Nặm

Hoàng Quý - 07:52, 04/05/2021

Pác Nặm là một trong những huyện của tỉnh Bắc Kạn còn nhiều khó khăn, với điểm xuất phát thấp, nhất là lĩnh vực kinh tế chậm phát triển. Tuy nhiên, những năm gần đây, từ việc triển khai có hiệu quả các chương trình, dự án, chính sách dân tộc, đặc biệt là tập trung phát triển những mô hình sinh kế, tạo việc làm cho đồng bào,… thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội đạt được nhiều thành tựu trong công tác giảm nghèo bền vững cho địa phương.

Người dân xã Xuân La chung tay xây dựng NTM góp phần phát triển KT-XH ở địa phương.
Người dân xã Xuân La chung tay xây dựng NTM góp phần phát triển KT-XH ở địa phương.

Những mô hình hay, cách làm hiệu quả

Có dịp đến với xã Xuân La, chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng trước sự đổi thay của bản làng vùng cao này. Những ngôi nhà khang trang mọc lên san sát, tuyến đường vào xã nay đã mở rộng hơn, trẻ em vui đùa bên trong điểm trường mới được đầu tư xây dựng…

Nhìn khung cảnh này, ít ai biết rằng chỉ vài năm trước đây, người dân ở Pác Nặm gặp không ít khó khăn trong cuộc sống, nhiều khi thiếu đói vào kỳ giáp hạt. Thế nhưng, nhờ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước hỗ trợ bà con phát triển kinh tế, hướng dẫn khoa học kỹ thuật trong chăn nuôi, sản xuất nên cuộc sống của đồng bào được cải thiện.

Như câu chuyện của chị Quan Thị Giang, từng là một trong những gia đình nghèo nhất xã Xuân La. Chị Giang kể lại, từ năm 2005, chị được Hội Phụ nữ giúp đỡ, vay từ nguồn vốn hỗ trợ hộ nghèo 10 triệu đồng để nuôi lợn theo hướng sản xuất hàng hóa.

Vì muốn thoát nghèo, nên trong quá trình chăn nuôi, chị luôn tranh thủ tham gia các lớp tập huấn khoa học - kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi do địa phương tổ chức; học hỏi kinh nghiệm của các chị em Hội Phụ nữ xã. Nhờ đó, mà đàn lợn của gia đình chị chóng lớn, không bị dịch bệnh.

Không những vậy, những buổi tập huấn, trao đổi kinh nghiệm về chăn nuôi, trồng trọt, gia đình chị đã chuyển đổi trồng lúa nước từ 1 vụ lên thành 2 vụ/năm; khai khẩn thêm ruộng nương, tận dụng đất đồi để trồng ngô và cây ăn quả như: Hồng, mận, cam, quýt… Nhờ đó, hai năm trở lại đây, trừ chi phí, gia đình chị Giang thu lãi được gần 300 triệu đồng. Trong đó, thu nhập từ trồng trọt 100 triệu đồng; chăn nuôi được khoảng 130 triệu đồng; lâm nghiệp 30 triệu đồng; thủy sản được 10 triệu đồng…

Ghé thăm gia đình chị Cà Thị Lan, thôn Thôm Mèo, lúc chị đang thu hoạch mận. Chị Lan cho biết, gia đình chị có hơn 2ha đất đồi, trước đây chỉ để trồng ngô, dong riềng, thu nhập rất thấp. Sau khi xã có chủ trương khuyến khích các hộ chuyển đổi vườn tạp, nương đồi trồng ngô kém hiệu quả sang trồng mận chín sớm và mận tam hoa, chị Lan đã mạnh dạn trồng 600 gốc mận trên mảnh đất của mình.

Theo chị Lan, cây mận chín sớm rất phù hợp với khí hậu tại địa phương, chăm sóc đơn giản mà lại sai quả. Khi thu hoạch, mận được thương lái mua chuyển về các tỉnh miền xuôi nên đầu ra rất ổn định… Mỗi vụ gia đình chị thu về được khoảng 50 triệu đồng từ việc bán mận.

Từ thành công của các hộ tiên phong trồng các giống cây mới như chị Lan, nhiều hộ dân trên địa bàn xã Xuân La đã mạnh dạn chuyển đổi những diện tích đất đồi, vườn tạp sang tập trung trồng cây mận sớm. So với cùng một diện tích đất canh tác trồng ngô, thì trồng mận có thể cho thu nhập gấp 5 đến 6 lần.

Vẻ đẹp ruộng bậc thang ở thôn Lủng Phặc, xã Cổ Linh (Pác Nặm).
Vẻ đẹp ruộng bậc thang ở thôn Lủng Phặc, xã Cổ Linh (Pác Nặm).

Đa dạng hoá sinh kế

Ông Nguyễn Đình Điệp, Chủ tịch UBND huyện Pác Nặm cho biết: Cùng với việc vận động người dân chuyển đổi những diện tích vườn tạp, đất trồng ngô kém hiệu quả sang sản xuất theo hướng hàng hóa, thì địa phương rất chú trọng tập huấn chuyển giao khoa học - kỹ thuật cho người dân; đồng thời, quy hoạch vùng chăn nuôi, trồng trọt hợp lý và liên kết tìm đầu ra ổn định cho sản phẩm.

Từ nguồn vốn hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo, huyện Pác Nặm đã phân bổ cho các xã: An Thắng, Nghiên Loan, Xuân La, Bộc Bố, Bằng Thành, Nhạn Môn, Công Bằng, Cổ Linh thực hiện 24 dự án chăn nuôi trâu, bò sinh sản, dê, ngựa bạch sinh sản và trồng cây ăn quả...

Cùng với đó, huyện Pác Nặm còn tăng cường đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, hệ thống các công trình đường giao thông, trụ sở làm việc, trạm y tế, công trình thủy lợi, trường, đường điện, nhằm cải thiện và nâng cao chất lượng sống cho Nhân dân.

Theo đó, kết thúc năm 2020, thu nhập bình quân đầu người của huyện đạt 21 triệu đồng; tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn huyện còn 36,55%, giảm 14,29% so với cuối năm 2015; hầu hết hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn được tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản, được hưởng lợi từ những chương trình, dự án hỗ trợ của Nhà nước...

Tin cùng chuyên mục
Quảng Nam: Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong vùng đồng bào DTTS

Quảng Nam: Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong vùng đồng bào DTTS

Xác định tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, nâng cao giáo dục pháp luật cho người dân, nhất là vùng đồng bào DTTS và miền núi có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, Quảng Nam đã tích cực triển khai và bước đầu đạt được những kết quả đáng khích lệ.