Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Đổi thay ở huyện vùng biên Mường Lát (Thanh Hóa)

Quỳnh Trâm - 06:16, 17/12/2023

Nguồn lực từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) đang là một cơ hội vàng đối với các địa bàn vùng đặc biệt khó khăn, với nhiều hộ đồng bào được thụ hưởng chính sách để thay da đổi thịt. Huyện Mường Lát- vùng đất giáp biên giới Lào của tỉnh Thanh Hóa là minh chứng.

Nắm bắt cơ hội 

Huyện Mường Lát có đa dạng đồng bào DTTS sinh sống gồm: Thái, Dao, Mông, Kinh...Do địa hình đồi núi phức tạp, đây là địa bàn gặp nhiều khó khăn trong phát triển kinh tế, xã hội, giữ gìn an ninh trật tự. Nhiều năm trước đây, Mường Lát vẫn từng được xem là một vùng đất xa xôi, hiểm trở và nghèo đói, thậm chí gắn với nhiều hoạt động tệ nạn như ma túy.

 Nhưng nay, vùng giáp biên này đã đổi thay. Trước tiên là đường giao thông thuận lợi từ trung tâm thành phố Thanh Hóa đã đến thẳng các xã của huyện. Trong đó, nhiều thôn bản khó khăn trước đây không có đường ô tô, giờ đây đường bê tông kiên cố hóa đã về tận nơi. Điện lưới phủ khắp nhiều bản làng, đưa ánh sáng và sóng điện thoại phủ khắp các nếp nhà. Hệ thống trường lớp học, trạm xá cũng đã được đầu tư khang khang, hiện đại.

Những năm qua, Mường Lát được quan tâm đầu tư xây dựng nhiều công trình cơ sở hạ tầng từ nguồn lực các chương trình dự án chính sách dân tộc
Những năm qua, Mường Lát được quan tâm đầu tư xây dựng nhiều công trình cơ sở hạ tầng từ nguồn lực các chương trình dự án chính sách dân tộc

Những bước tiến dài trong hành trình phát triển kinh tế, xã hội, xóa đói giảm nghèo, đẩy lùi hủ tục, tệ nạn ở nơi đây, là nhờ các chính sách, dự án dân tộc, đời sống của Nhân dân được nâng lên rõ rệt, đặc biệt trên địa bàn đã không còn cảnh đói nghèo, thiếu ăn như trước đây.

Xác định tầm quan trọng việc thực hiện hiệu quả các nguồn lực đầu tư từ các chương trình, dự án chính sách dân tộc, là một cơ hội vàng đối với các địa bàn vùng đặc biệt khó khăn, với nhiều hộ đồng bào được thụ hưởng chính sách để thay da đổi thịt, hiện nay, Đảng bộ và chính quyền của huyện Mường Lát đang tiếp tục thực hiện Chương trình MTQG 1719, tập trung triển khai các nội dung, dự án nhằm giải quyết những vấn đề cấp thiết phục vụ đời sống, dân sinh của đồng bào...

Điển hình, thực hiện tiểu dự án đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu vùng DTTS và miền núi năm 2022, huyện Mường Lát đã đầu tư cơ sở hạ tầng trên địa bàn các xã, thôn bản đặc biệt khó khăn, với tổng kinh phí 13,675 tỷ đồng, thực hiện đầu tư 10 công trình do các xã, thị trấn làm chủ đầu tư. Năm 2023 được phê duyệt danh mục Đầu tư cơ sở hạ tầng trên địa bàn các xã, đặc biệt khó khăn, với tổng kinh phí được giao là 18,4 tỷ đồng.

Thực hiện tiểu dự án đầu tư cứng hóa đường giao thông, huyện cũng đang chuẩn bị đầu tư đường giao thông từ cầu cứng bản Lát xã Tam Chung đi khu Piềng Làn, khu phố Đoàn Kết thị trấn Mường Lát. Tổng mức đầu tư 7,4 tỷ đồng. Việc nâng cao cơ sở hạ tầng, giao thông có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội, giảm nghèo của địa phương này.

Khu tái định cư bản Ón, xã Tam Chung được xây dựng giúp 42 hộ dân đồng bào Mông có chỗ ở ổn định
Khu tái định cư bản Ón, xã Tam Chung được xây dựng, giúp cho 42 hộ dân đồng bào Mông an cư

Gần đây nhất là Khu Tái định cư Bản Ón, xã Tam Chung được xây dựng, bố trí đất ở cho 42 hộ dân đồng bào Mông, qua đó tiếp tục củng cố sự tin tưởng đồng bào các DTTS vào chính sách thiết thực của Nhà nước 

 Ông Hà Văn Ca, Bí thư Huyện ủy Mường Lát cho biết: Mường Lát là một huyện miền núi, biên giới, đặc biệt khó khăn, chúng tôi xác định muốn bà con nhanh chóng vươn lên thoát nghèo trước hết phải tập trung củng cố hệ thống giao thông. Giao thông phát triển không những tạo điều kiện thuận lợi trong phát triển kinh tế, mà còn giúp Nhân dân tiếp cận nhanh hơn về các lĩnh vực văn hóa – xã hội. 

"Với sự quan tâm, đầu tư của Đảng, Nhà nước, thực hiện các nội dung của Chương trình MTQG 1719 so với 5 năm trước, thì hệ thống giao thông huyện Mường Lát chúng tôi có sự thay đổi mạnh mẽ. Những con đường mở ra đã góp phần mang ấm no đến với đồng bào, nhất là các bản làng vùng sâu, biên giới”, Bí thư huyện ủy Hà Văn Ca chia sẻ.

Chương trình MTQ 1719 mang lại nhiều cơ hội để phát triển cho huyện Mường Lát, tuy nhiên, cũng như những huyện miền núi khác, với những đặc thù của mình, quá trình thực hiện chương trình cũng đã gặp nhiều khó khăn.

Chưa hết khó khăn, vướng mắc

Đánh giá về tác động của các chương trình MTQG đối với vùng đồng bào DTTS và miền núi, ông Mai Xuân Giang, Phó Chủ tịch UBND huyện Mường Lát cho biết: Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị trong chỉ đạo thực hiện các mục tiêu, nội dung của Chương trình MTQG 1719, Chương trình MTQG xây dựng Nông thôn mới, Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững, đã từng bước góp phần khai thác được tiềm năng, lợi thế thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội trong vùng đồng bào DTTS và miền núi. Nhờ đó, kinh tế tiếp tục phát triển, an sinh xã hội được đảm bảo; công tác giảm nghèo đạt kết quả khá, khoảng cách về mức sống, thu nhập bình quân giữa các xã, thị trấn được thu hẹp dần.

Mường Lát phấn đấu đến năm 2025, thu nhập bình quân đầu người đạt 25 triệu đồng
Mường Lát phấn đấu đến năm 2025, thu nhập bình quân đầu người đạt 25 triệu đồng

Đặc biệt đối với Chương trình MTQG 1719 là một Chương trình tổng thể có mục tiêu, mục đích rõ ràng, các tiểu dự án, dự án đều hướng đến người đồng bào người DTTS và miền núi nên được người dân nhìn nhận, đánh giá cao tính hiệu quả, tính khả thi của Chương trình, đồng thời nhận được sự đồng thuận, ủng hộ của Nhân dân.

Theo ông Giang, quá trình thực hiện huyện cũng gặp nhiều thách thức. Minh chứng như một số dự án, tiểu dự án có nội dung tương đồng với các dự án thuộc chương trình MTQG giảm nghèo bền vững như: Tiểu dự án 2 Dự án 3; Tiểu dự án 3 Dự án 5; Nội dung hỗ trợ Nhà ở Dự án 1. Do vậy, khi triển khai trên cùng địa bàn gây trùng lặp nội dung đối tượng, chồng chéo khi triển khai.

Một số ngành cấp trên hướng dẫn thực hiện các dự án chậm; Đến nay, còn có các nội dung như: hỗ trợ đất ở, hỗ trợ đất sản xuất, chuyển đổi nghề thuộc Dự án 1… chưa có hướng dẫn, UBND tỉnh chưa ban hành định mức đất ở, đất sản xuất. Do đó đến nay, một số nội dung có vốn hỗ trợ nhưng chưa thể triển khai và giải ngân.

Bên cạnh đó, nhận thức của một bộ phận cán bộ, đảng viên và Nhân dân còn chưa sâu sắc về Chương trình, mang nặng tính ỷ lại. Đội ngũ cán bộ phụ trách công tác dân tộc ở một số xã, thị trấn chưa đáp ứng yêu cầu trong tham mưu triển khai, tổ chức thực hiện Chương trình ở cơ sở.

Quyết tâm thực hiện các mục tiêu

Để khắc phục những khó khăn, vướng mắc này, huyện Mường Lát xác định, bên cạnh những nguyên nhân khách quan, trước hết, cần đẩy mạnh công tác phối hợp tham mưu giữa các phòng, ban liên quan để chỉ đạo thực hiện có hiệu quả các nội dung Chương trình mục tiêu quốc gia; thực hiện tốt công tác lồng ghép nguồn vốn từ các chương trình, dự án, chính sách khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.

Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát kết quả thực hiện Chương trình bảo đảm thường xuyên, liên tục; nắm bắt tình hình ở cơ sở, kịp thời giải quyết những khó khăn vướng mắc trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện, đảm bảo đúng các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và mục tiêu của Chương trình đã được phê duyệt.

Ở huyện Mường Lát, đang ngày càng có nhiều thửa ruộng, bản làng trù phú của đồng bào Mông
Ở huyện Mường Lát đang ngày càng có nhiều thửa ruộng, bản làng trù phú của đồng bào Mông

Nghị quyết số 11 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa về xây dựng và phát triển huyện Mường Lát giai đoạn 2021-2025 cũng xác định: Tốc độ tăng giá trị sản xuất bình quân hàng năm đạt 10,2% trở lên; huy động vốn đầu tư phát triển toàn xã hội đạt 3.500 tỷ đồng; tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân hàng năm 7%. Đến năm 2025, thu nhập bình quân đầu người đạt 25 triệu đồng, tỷ lệ che phủ rừng giữ ở mức 77%... Đến năm 2030, thu nhập bình quân đầu người đạt 35 triệu đồng trở lên; tỷ lệ hộ nghèo dưới 10%; 7/7 xã đạt chuẩn NTM (1 xã đạt NTM nâng cao), 2 bản đạt NTM kiểu mẫu... Mục tiêu đến năm 2045, kinh tế - xã hội, thu nhập bình quân đầu người của huyện Mường Lát đạt mức bình quân các huyện miền núi của tỉnh.

Tin rằng, với quyết tâm của cả hệ thống chính trị và sự đồng lòng, đoàn kết của người dân, cùng với nguồn hỗ trợ từ các chương trình MTQG, đặc biệt là nguồn lực từ chương trình MTQG 1719 sẽ thực sự là đòn bẩy giúp huyện Mường Lát hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ mà Nghị quyết số 11 đặt ra nêu trên.

Tin cùng chuyên mục
Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Nhằm thúc đẩy đồng bào các DTTS phát triển toàn diện trên các lĩnh vực đời sống, kinh tế, xã hội, trong nhiều năm qua, việc nâng cao kiến thức, trình độ, năng lực… cho người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi Nghệ An được các cấp, các ngành trong tỉnh rất quan tâm. Đặc biệt, từ khi triển khai Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I: từ năm 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) nội dung này càng được thực hiện bài bản, quyết liệt hơn nhờ nguồn lực đầu tư, hỗ trợ của Chương trình.