Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Đói nghèo là quan tâm hàng đầu của người dân

Sỹ Hào - 09:08, 03/04/2024

Đói nghèo là vấn đề nhận được sự quan tâm hàng đầu của người dân trong năm 2023. Đây là một trong những nhận định trong Báo cáo chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh ở Việt Nam (PAPI) năm 2023 vừa được công bố sáng ngày 2/4/2024.

Xóa nghèo là quan tâm hàng đầu của người dân
Quang cảnh lễ công bố báo cáo PAPI 2023 diễn ra sáng ngày 2/4/2024.

Chỉ số PAPI là công cụ người dân tham gia giám sát hiệu quả của chính quyền trong việc thực thi chính sách đến cấp cơ sở. Sau khảo sát thí điểm vào năm 2009 và thực hiện trên quy mô lớn hơn vào năm 2010, khảo sát PAPI đã tiến hành trên phạm vi toàn quốc từ năm 2011.

Theo báo cáo của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, hết năm 2023, tỷ lệ nghèo đa chiều tính chung toàn quốc (gồm tỷ lệ hộ nghèo và hộ cận nghèo) là 5,71%; với tổng số 1.586.336 hộ. Trung du và miền núi phía Bắc vẫn là vùng có tỷ lệ nghèo đa chiều cao nhất, với 587.952 hộ, chiếm 18,20% tổng số hộ nghèo và hộ cận nghèo đa chiều cả nước.

Năm 2023, 19.536 người dân được lựa chọn ngẫu nhiên đã tham gia khảo sát PAPI. Kết quả khảo sát đã được Trung tâm Nghiên cứu Phát triển - Hỗ trợ Cộng đồng (CECODES) thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học - Kỹ thuật Việt Nam và Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) tại Việt Nam công bố vào sáng 2/4.

Theo báo cáo PAPI năm 2023, trong số 10 vấn đề dẫn đầu tổng hợp từ hơn 40 vấn đề người dân nêu lên, đói nghèo được 22,39% số người dân lựa chọn; việc làm là mối quan tâm lớn nhất của 12,79% số người trả lời. Tăng trưởng kinh tế đứng thứ ba, với 9,2% người dân đề cập.

Tại buổi lễ công bố Báo cáo PAPI năm 2023, bà Deirdre Ní Fhallúin - Đại sứ Cộng hòa Ai-len tại Việt Nam cho biết, đói nghèo và việc làm vẫn là những vấn đề người dân quan ngại nhất.

“Chính vì vậy, hơn lúc nào hết, tất cả mọi người trong xã hội – đặc biệt là người DTTS và người dân nông thôn – được hưởng lợi từ sự phát triển kinh tế - xã hội nhanh chóng của Việt Nam, đảm bảo không ai bị bỏ lại phía sau”, Đại sứ Cộng hòa Ai-len tại Việt Nam khẳng định.

Một trọng tâm quan trọng khác của Báo cáo PAPI năm 2023 là kết quả đánh giá hiệu quả thực hiện quản trị điện tử, trong bối cảnh Chính phủ và chính quyền các cấp thúc đẩy việc phát triển chính phủ điện tử, chính phủ số và công dân số trong thời gian qua.

Xóa nghèo là quan tâm hàng đầu của người dân 1
Đói nghèo là vấn đề nhận được sự quan tâm hàng đầu của người dân trong năm 2023. (Nguồn: Báo cáo PAPI 2023)

Kết quả khảo sát năm 2023 cho thấy, những thay đổi tích cực về điều kiện tiếp cận Internet của người dân và mức độ sử dụng các cổng dịch vụ công ở địa phương so với năm 2020.

“Mặc dù có tới gần 80% người dân tham gia khảo sát PAPI năm 2023 cho biết, họ đã dùng Internet tại nhà, song “khoảng cách số” trong tiếp cận internet giữa các nhóm dân cư khác nhau về giới tính, khu vực sinh sống, thành phần dân tộc hoặc tình trạng hộ khẩu vẫn là vấn đề đáng quan tâm”, Báo cáo PAPI 2023 khẳng định.

Tại buổi lễ công bố, bà Ramla Khalidi - đại diện thường trú Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc cho biết, dữ liệu từ Chỉ số PAPI phục vụ cung cấp bằng chứng cho việc hoạch định chính sách rất phong phú.

“Dựa trên những dữ liệu này, chúng tôi mong rằng tất cả các tỉnh, thành phố sẽ trao đổi cởi mở với các bên liên quan và có những hành động cụ thể để cải thiện sự hài lòng của người dân đối với hiệu quả hoạt động của bộ máy chính quyền các cấp trong năm 2024 và những năm tiếp theo”, bà Ramla Khalidi chia sẻ.

Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.