Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Đói nghèo dưới góc nhìn của những người không nghèo

PV - 09:42, 20/04/2018

Mới đây, tại buổi công bố chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh Việt Nam năm 2017 (Báo cáo PAPI), đã đưa ra kết luận, vấn đề mà người dân cả nước quan tâm nhất hiện nay, vẫn là đói nghèo.

Người giàu vẫn lo ngại về đói nghèo

Chỉ số PAPI được thực hiện nhiều năm qua, tập trung thu thập ý kiến của người dân trên phạm vi toàn quốc qua khảo sát xã hội học, với quy mô lớn nhất ở Việt Nam hiện nay. Trong năm 2017, PAPI đã phỏng vấn 14000 người chọn ngẫu nhiên từ 63 tỉnh thành.

Qua các cuộc khảo sát này, PAPI đưa ra nhận định, hiện nay, đói nghèo tiếp tục là vấn đề đáng lo ngại nhất, với 28% người dân chọn lựa vấn đề này. Điều đáng nói là không chỉ người nghèo mà ngay cả những hộ có thu nhập cao và khá cũng cũng cùng mối lo.

Nhiều người sẵn sàng chia sẻ với người nghèo. (Trong ảnh: Các bác sĩ trẻ tình nguyện khám chữa bệnh cho đồng bào DTTS tại những vùng ĐBKK) Nhiều người sẵn sàng chia sẻ với người nghèo.(Trong ảnh: Các bác sĩ trẻ tình nguyện khám chữa bệnh cho đồng bào DTTS tại những vùng ĐBKK)

 

Báo cáo PAPI phân tích, những người mặc dù có thu nhập khá và cao nhưng sống ở các tỉnh có GDP thấp vẫn luôn lo lắng về vấn đề đói nghèo. Họ lo lắng bản thân, gia đình có thể rơi vào đói nghèo, sinh kế chưa đảm bảo. Họ cũng cảm nhận đói nghèo có thể xảy ra hoặc tái diễn khi xảy ra thiên tai, khai thác tài nguyên quá mức, ô nhiễm môi trường, cũng như những vấn đề nghèo đa chiều khác cũng khá phức tạp.

Hơn nữa, theo nghiên cứu của PAPI, hiện nay, đa phần người dân đều cho rằng, đói nghèo cũng liên quan đến lòng tự hào và tự tôn dân tộc. Họ mong đợi kinh tế-xã hội của đất nước được cải thiện để có thể tự hào về dân tộc nhiều hơn.

Tiến sĩ Đặng Hoàng Giang, cố vấn của PAPI chỉ ra nguyên nhân, ở Việt Nam kể cả người có thu nhập khá và cao vẫn luôn lo lắng về đói nghèo, có thể do họ vẫn bị ám ảnh với hoàn cảnh đói nghèo trong quá khứ, mặc dù điều kiện kinh tế đã khá hơn. Đồng thời, nhiều người cũng lo lắng chung cho sự phát triển của đất nước vì người dân Việt Nam có một lòng tự hào dân tộc rất lớn lại được hun đúc qua nhiều thời kỳ.

Giải pháp từ chính người dân

Từ những phân tích đánh giá về hiện trạng, nguyên nhân trên, báo cáo PAPI cũng đưa ra những gợi ý về chính sách. Phần đông người dân cho rằng, chính sách thuế đang có nhiều bất cập. Thuế thu nhập cá nhân có ý nghĩa rất lớn trong việc phân phối lại thu nhập giữa hộ giàu, hộ nghèo. Tuy nhiên, hiện nay tỷ lệ người dân Việt Nam đóng thuế thu nhập cá nhân rất thấp. Trên phạm vi toàn quốc, chỉ có 6,8% số người cho biết họ có đóng thuế thu nhập cá nhân. Nhà nước cũng thu từ thuế thu nhập cá nhân thấp hơn nhiều so với thu từ thuế giá trị gia tăng.

Mặc dù thuế giá trị gia tăng có đóng góp phần nào vào việc phân phối lại thu nhập, song nhìn chung, thuế giá trị gia tăng bất lợi hơn cho nhóm hộ nghèo bởi họ phải bỏ ra mức thu nhập vốn eo hẹp cho tiêu dùng lớn hơn so với nhóm họ có đầu tư cao có điều kiện tiết kiệm hoặc tái đầu tư.

Nghiên cứu PAPI cũng chỉ ra, hiện nay lượng người có thu thập cao và khá luôn sẵn sàng đóng góp cho giảm nghèo. Có đến 70 % người dân khi được hỏi cho rằng, họ sẵn sàng chi 1%-5% tổng thu nhập cá nhân hàng tháng vì mục đích xóa đói giảm nghèo và sẵn sàng nộp thêm thuế để Nhà nước chuyển từ tỉnh/thành phố họ đang sinh sống sang các tỉnh nghèo. Những người này thường là là đảng viên, thành viên đoàn thể.

Nhiều người dân (75%) khi được hỏi cũng sẵn sàng ủng hộ chính sách đóng thuế để nhà nước tái phân bổ thu nhập từ tỉnh có thu thập khá sang các tỉnh nghèo. Trong đó, các tỉnh như Bắc Ninh, Hà Nội và Hải Dương, số người người dân ủng hộ rất cao.

Thông qua các nghiên cứu này, có thể thấy, đói nghèo vẫn là một mối lo thường trực đối với người dân cả nước nói chung. Người dân cũng rất sẵn sàng đóng góp thuế và thu nhập để Nhà nước thực hiện xóa đói giảm nghèo. Tuy nhiên, để làm được điều này, các cơ quan Nhà nước phải đẩy mạnh công khai các hoạt động của mình tạo niềm tin cho người dân...

HIẾU ANH

Tin cùng chuyên mục
Tiếng nước mình...

Tiếng nước mình...

Buổi tối ở Lao Chải, gió bấc hun hút thổi. Trời đã chuyển lạnh tê tái. Sương đêm ập xuống, vây kín khắp các đỉnh núi, vạt nương. Bản làng cũng chìm trong biển sương mù. Sương trôi chầm chậm trên mặt đất, len lỏi những lối đi rồi tràn cả vào trong nhà làm ánh lửa bên các bếp thêm đượm...