Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Đổi mới quy trình làm việc, tăng chất lượng, hiệu quả thực hiện nhiệm vụ

PV - 13:05, 07/08/2024

Sáng 7/8, phát biểu kết luận cuộc làm việc với 3 Uỷ ban của Quốc hội: Ủy ban Kinh tế, Ủy ban Khoa học-Công nghệ và Môi trường, Ủy ban Tài chính-Ngân sách, Chủ tịch Quốc hội đề nghị các Ủy ban sớm chuẩn bị kế hoạch cho nội dung về đánh giá kết quả thực hiện các kế hoạch 5 năm và kết quả thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội về chủ trương đầu tư một số chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 đã được Quốc hội thông qua từ đầu nhiệm kỳ (nội dung này Quốc hội dự kiến sẽ xem xét tại Kỳ họp thứ 10).

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu tại cuộc làm việc. (Ảnh: DUY LINH)
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu tại cuộc làm việc. (Ảnh: DUY LINH)

“Việc đánh giá cần sát thực tiễn quá trình triển khai thực hiện để có cơ sở chuẩn bị cho việc xây dựng các kế hoạch 5 năm cho giai đoạn sau” - Chủ tịch Quốc hội nêu.

Chủ tịch Quốc hội giao Ủy ban Tài chính-Ngân sách tiếp tục phối hợp Chính phủ, các cơ quan liên quan nghiên cứu tham mưu đổi mới quy trình quyết định về ngân sách nhà nước bảo đảm thực chất, đi đôi với giám sát việc thực hiện ngân sách, từng bước thay thế việc ban hành các nghị quyết bằng các đạo luật về tài chính, ngân sách theo Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 9/11/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng; đôn đốc hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật, lộ trình xây dựng Báo cáo tài chính nhà nước từ niên độ 2025, bảo đảm hoàn chỉnh, đầy đủ, toàn diện thông tin, số liệu theo quy định của Luật Kế toán.

Theo đó, Ủy ban Kinh tế, Ủy ban Tài chính-Ngân sách có trách nhiệm phải chuẩn bị để Quốc hội khóa XVI xem xét, thông qua tại Kỳ họp thứ nhất các nghị quyết về kế hoạch 5 năm: phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn 2026-2030; tài chính quốc gia giai đoạn 2026-2030…

Đối với khó khăn trong việc tổ chức hoạt động toàn thể Ủy ban được nêu, đề nghị Thường trực các Ủy ban có cách thức tổ chức phù hợp (có thể vừa tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp với trực tuyến), đồng thời, cần chủ động, sớm xây dựng và gửi kế hoạch tổ chức phiên họp toàn thể Ủy ban để các đại biểu Quốc hội chủ động bố trí, sắp xếp thời gian dự.

Chủ tịch Quốc hội đề nghị Thường trực các Ủy ban cố gắng bố trí thẩm tra hoặc cho ý kiến nhiều nội dung trong một phiên họp toàn thể, hạn chế tổ chức nhiều phiên họp.

Quang cảnh cuộc làm việc tại Nhà Quốc hội. (Ảnh: DUY LINH)
Quang cảnh cuộc làm việc tại Nhà Quốc hội. (Ảnh: DUY LINH)

Trong thông báo kết luận cuộc họp này, Chủ tịch Quốc hội đề nghị giao Ban công tác đại biểu nghiên cứu, tham mưu đề xuất Ủy ban Thường vụ Quốc hội phương thức để xác định thời gian các vị đại biểu Quốc hội hoạt động kiêm nhiệm dành để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của đại biểu…​

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nêu rõ, từ đầu nhiệm kỳ Khóa XV đến nay, Quốc hội đã có nhiều đổi mới, sáng tạo, nâng cao chất lượng hoạt động trong các lĩnh vực lập pháp, giám sát tối cao, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước.

Cùng với đó, các Ủy ban đã hoàn thành nhiều nhiệm vụ đột xuất, phát sinh được Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội giao nhằm đáp ứng yêu cầu của thực tiễn phát triển; thẩm tra, tham mưu đóng góp ý kiến đối với các đề án, báo cáo do Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Chấp hành Trung ương giao cho Đảng Đoàn Quốc hội.

Chủ tịch Quốc hội đánh giá cao kết quả thời gian qua, nhiều vấn đề các Ủy ban tham gia, góp ý về kinh tế, xã hội, về quốc phòng, an ninh, khoa học, công nghệ, môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu... đều được các cơ quan của Trung ương, được Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Văn phòng Trung ương đánh giá cao.

Trên cơ sở kết quả thực hiện nhiệm vụ từ đầu nhiệm kỳ Khóa XV đến nay, Chủ tịch Quốc hội đề nghị Thường trực các Ủy ban tập trung đánh giá những việc đã làm được, những hạn chế, tồn tại trong thực hiện Chương trình hành động của Đảng Đoàn Quốc hội, Chương trình xây dựng luật, pháp luật; nêu rõ những đề xuất, kiến nghị để tiếp tục nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả hoạt động của các Ủy ban cũng như của Quốc hội trong thời gian tới.

Thường trực các Ủy ban dự cuộc làm việc. (Ảnh: DUY LINH)
Thường trực các Ủy ban dự cuộc làm việc. (Ảnh: DUY LINH)

Báo cáo tại cuộc làm việc, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh cho biết, từ đầu nhiệm kỳ đến nay, khối lượng công việc của Ủy ban Kinh tế rất lớn, áp lực cao về tiến độ và chất lượng với nhiều nội dung khó, phức tạp, nhiều việc đột xuất, phát sinh; trải dài trên tất cả các lĩnh vực hoạt động từ xây dựng pháp luật đến giám sát, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước, trong đó có nhiều nội dung quan trọng, ảnh hưởng sâu sắc, toàn diện đến đời sống kinh tế-xã hội của đất nước.

Với sự chỉ đạo sát sao của lãnh đạo Quốc hội, sự tích cực tham gia của các thành viên Ủy ban Kinh tế, đặc biệt là Thường trực Ủy ban Kinh tế, với tinh thần khẩn trương, nghiêm túc, đoàn kết, trí tuệ, toàn bộ công việc theo chương trình công tác hằng năm của Ủy ban Kinh tế đã được hoàn thành, bảo đảm chất lượng và tiến độ.

Đối với Ủy ban Khoa học-Công nghệ và Môi trường, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học-Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy nêu rõ, Ủy ban đã xây dựng 9 báo cáo, tham gia góp ý 7 đề án trình Bộ Chính trị; triển khai xây dựng 18 kế hoạch/chương trình hành động của Đảng Đoàn Quốc hội thực hiện Nghị quyết, Kết luận của Bộ Chính trị, Ban Bí thư; xây dựng 13 báo cáo sơ kết, tổng kết thực hiện Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng; thực hiện 12 nhiệm vụ giao Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường trong Chương trình hành động của Đảng Đoàn Quốc hội thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng; giám sát và xây dựng 4 báo cáo chuyên đề báo cáo lãnh đạo Quốc hội...

Ủy ban Tài chính-Ngân sách đã chủ trì thẩm tra, trình Quốc hội 3 dự án luật; thẩm tra về đề nghị bổ sung vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh; phối hợp Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban khác của Quốc hội thẩm tra các dự án Luật, Pháp lệnh theo chức năng, nhiệm vụ được giao đối với trên 74 nội dung.

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.