Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Độc đáo hai ngôi chùa Khmer giữa lòng TP. Hồ Chí Minh

Lê Vũ - Trần Linh - 12:00, 14/03/2022

Candaransi ở quận 3 và Pothiwong ở quận Tân Bình, là hai ngôi chùa Khmer được đồng bào, phật tử nhìn nhận là hai trung tâm sinh hoạt văn hóa - tôn giáo lớn và độc đáo của đồng bào Khmer tại TP. Hồ Chí Minh và vùng lân cận.

Chùa Candaransi có một mặt nằm trải dài theo bờ kênh Nhiêu Lộc (đường Trường Sa) tạo cảnh quan độc đáo trong lòng Thành phố
Chùa Candaransi có mặt nằm trải dài theo bờ kênh Nhiêu Lộc (đường Trường Sa) tạo cảnh quan độc đáo trong lòng Thành phố

Là cộng đồng dân tộc đông thứ 3 tại TP. Hồ Chí Minh (chiếm gần 11% dân số) chỉ sau người Kinh và người Hoa, đồng bào Khmer sống rải rác ở nhiều quận, huyện của Thành phố. Song đồng bào tập trung đông chủ yếu ở hai khu vực dọc kênh Nhiêu Lộc, Thị Nghè, cạnh chùa Candaransi thuộc phường 7, quận 3 và khu vực chùa Pothiwong thuộc phường 10, quận Tân Bình. 

Hằng năm, tại hai nơi này tổ chức nhiều sự kiện liên quan đến sinh hoạt văn hóa, tôn giáo - tín ngưỡng truyền thống của đồng bào Khmer, và là nơi tổ chức các lớp dạy chữ Khmer, giáo dục về đạo đức Phật giáo…

Chùa Candaransi hay còn gọi là Chăntarăngsây (theo nghĩa tiếng Việt là “Ánh trăng”), được thành lập vào năm 1946, do cố Đại lão hòa thượng Lâm Em và một số phật tử người Khmer sống tại Sài Gòn - Gia Định xưa kiến tạo. Ban đầu chùa chỉ được cất đơn sơ trên nền của một bãi bồi lầy lội bên bờ kênh Nhiêu Lộc.

Toà chính điện phía bên trong chùa Candaransi
Toà chính điện phía bên trong chùa Candaransi

Tính đến nay, chùa đã trải qua 7 lần trùng tu. Hiện chùa có kiến trúc khá độc đáo, kiên cố, mang đậm nét nghệ thuật chùa cổ nguyên thủy của đồng bào Khmer. Mái chùa xây dạng hình pháp nhọn, được chạm trổ nhiều hoa văn và sơn màu vàng đặc trưng. Cổng chùa được đúc bằng bê tông, chạm khắc nhiều hoa văn và sơn màu vàng. Đặc biệt, trên đỉnh cột có trang trí tượng Kây-no biểu tượng cho sắc đẹp và sức mạnh.

Trước cổng chùa có đặt hai tượng sư tử cao 2m. Bước qua cổng tam quan chùa là tòa chính điện, gồm 2 tầng đồ sộ, trang nghiêm. Trên tường và trần chính điện, được vẽ phủ kín hình ảnh rực rỡ về Đức Phật và Phật giáo. Bên trái chính điện là sala, còn gọi là nhà Tăng, gồm 2 tầng, tầng trệt là nhà lễ, tầng trên là nhà giảng. Trong sala, có bàn thờ đức Phật Thích Ca và các vị cố Hòa thượng trụ trì chùa.

Chùa Pothiwong nằm lặng lẽ giữa khu vực trung tâm thành phố đầy náo nhiệt
Chùa Pothiwong nằm lặng lẽ giữa khu vực trung tâm thành phố đầy náo nhiệt

Được thành lập từ năm 1960, tại khu vực đông đúc dân cư hơn, nhưng lịch sử chùa Pothiwong lại trải qua nhiều biến cố thăng trầm, và từng bị bỏ hoang không người quản lý. Đến sau năm 1975, chùa được Hòa thượng Giới Nghiêm, thuộc hệ phái Phật giáo Nam tông Kinh, đến coi sóc. Năm 1982, Ngài Hòa Thượng Lâm Ym được chư Phật tử thỉnh mời từ Chùa Định Quán về trụ trì Chùa Pothiwong.

Năm 2000, Hòa thượng Lâm Ym viên tịch, chùa được Đại đức Danh Giảng tiếp quản tạm thời. Năm 2001, lãnh đạo hệ phái Phật giáo Nam tông Khmer đã đề nghị Giáo hội tấn phong Đại đức Tăng Ngọc An làm trụ trì cho đến nay.

Từ năm 2001, chùa mới được chính thức trùng tu và xây dựng lại một số công trình kiến trúc, gồm cổng chùa, nhà tăng xá, nhà cốt, chánh điện, đắp tượng Phật, chư thiên, linh vật và trang trí hoa văn cho toàn bộ ngôi chùa. Với tổng kinh phí đầu tư hơn 18 tỷ đồng, do chư tăng và phật tử các nơi phát tâm ủng hộ. Chùa Pothivong làm lễ kiết giới sây ma (lễ khánh thành) vào ngày 21/2/2018, và chính thức trở thành ngôi chùa Khmer thứ hai tại TP. Hồ Chí Minh.

Một buổi đại lễ tại chùa Pothiwong. (Ảnh tư liệu)
Một buổi đại lễ tại chùa Pothiwong. (Ảnh tư liệu)

Do chùa Pothiwong nằm tại trung thành phố, đa phần cư dân sống xung quanh chùa là người Việt, nên số lượng phật tử người đến chùa chiêm bái và tìm hiểu về đường lối tu tập của hệ phái Phật giáo Nam tông Khmer rất đông. Hiện tại chùa có khoảng 20 vị sư từ miền Tây và miền Đông Nam bộ đến lưu trú tạm thời, do đi học tại các trường đại học trong Thành phố hoặc tu học.

Hòa thượng Danh Lung, Ủy viên Hội đồng Trị sự, Phó Văn phòng 2 Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, trụ trì chùa Candaransi cho biết, ngôi chùa từ lâu được coi là một địa điểm che chở, quây quần bà con Khmer, góp phần lưu truyền phong tục, tập quán và văn hóa truyền thống của người Khmer cho các thế hệ trong Thành phố, là điểm kết nối văn hóa, tinh đoàn kết dân tộc với người dân Thành phố, và là nhân tố làm đẹp thêm truyền thống dân tộc, tôn giáo của Nhân dân TP. H ồ Chí Minh ngày nay.

Tin cùng chuyên mục
Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Nhằm thúc đẩy đồng bào các DTTS phát triển toàn diện trên các lĩnh vực đời sống, kinh tế, xã hội, trong nhiều năm qua, việc nâng cao kiến thức, trình độ, năng lực… cho người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi Nghệ An được các cấp, các ngành trong tỉnh rất quan tâm. Đặc biệt, từ khi triển khai Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I: từ năm 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) nội dung này càng được thực hiện bài bản, quyết liệt hơn nhờ nguồn lực đầu tư, hỗ trợ của Chương trình.