Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Doanh nghiệp cần chủ động đề xuất giải pháp mới thúc đẩy thương mại Việt - Mỹ

PV - 14:47, 10/09/2018

Phát biểu tại Hội nghị kinh doanh Hoa kỳ - Việt Nam sáng 10/9, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đề nghị doanh nghiệp hai nước đề xuất giải pháp mới nhằm góp phần duy trì đà tăng trưởng tích cực của quan hệ hợp tác kinh tế song phương giữa hai nước.

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng phát biểu tại hội nghị - Ảnh: VGP/Nhật Bắc Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng phát biểu tại hội nghị - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

 

Hội nghị Thượng đỉnh kinh doanh Hoa Kỳ - Việt Nam 2018 với chủ đề “Định hình tương lai quan hệ kinh tế song phương” do Hiệp hội Thương mại Hoa Kỳ AmCham phối hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam VCCI và Phòng Thương mại Hoa Kỳ tổ chức. Sự kiện thu hút nhiều doanh nghiệp hàng đầu của hai nước tham dự.

Tham dự sự kiện có Thứ trưởng phụ trách thương mại quốc tế, Bộ Thương mại Hoa Kỳ Gilbert Kaplan, Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Daniel J. Kritenbrink, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Hoa Kỳ tại Hà Nội Michael Kelly và Giám đốc điều hành khu vực Đông Nam Á, Phòng Thương mại Hoa Kỳ John Goyer.

Về phía Việt Nam có lãnh đạo các Bộ Công Thương, Văn phòng Chính phủ, Phòng Thương mại và Công nghiệp VIệt Nam.

Hội nghị là cầu nối giữa chính phủ và lãnh đạo đến từ hai quốc gia thảo luận phương thức hợp tác hiệu quả giữa Việt Nam với các nhà đầu tư và doanh nghiệp Hoa Kỳ trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Hội nghị cũng đề cập tới những phương thức để tiếp tục xúc tiến thương mại và đầu tư giữa 2 nước.

Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng phụ trách Thương mại quốc tế, Bộ Thương mại Hoa Kỳ Gilbert Kaplan, Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Daniel J. Kritenbrink đều khẳng định, Hoa Kỳ cam kết trở thành đối tác mạnh của Việt Nam trong mọi lĩnh vực, đặc biệt là hợp tác kinh tế - thương mại - đầu tư. Chính phủ Hoa Kỳ luôn khuyến khích doanh nghiệp sang tìm hiểu cơ hội, mở rộng đầu tư tại Việt Nam. Qua thực tế hợp tác tại Việt Nam, các doanh nghiệp Mỹ phần lớn đều đạt được các mục tiêu đề ra, đồng thời lạc quan vào những triển vọng tăng trưởng trong thời gian tới.

Các diễn giả và thành viên đã cùng luận bàn các vấn đề bao gồm cải cách về chăm sóc sức khỏe và phát triển thị trường tài chính, đẩy mạnh các dịch vụ công nghệ thông tin, thúc đẩy tính sáng tạo và phát triển của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, cũng như nâng cao khả năng tiếp cận thị trường thông qua xúc tiến thương mại.

Hợp tác trên cả 3 bình diện: Song phương, khu vực và toàn cầu

Phát biểu tại diễn đàn, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cho biết, những năm gần đây, quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ đã chứng kiến sự thay đổi cả về chất, tầm mức và chiều sâu với nhiều sự kiện mang dấu ấn lịch sử, như việc hai nước đã xác lập khuôn khổ quan hệ Đối tác toàn diện vào năm 2013; chuyến thăm chính thức Hoa Kỳ đầu tiên của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vào năm 2015.

Trong năm 2017, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc là lãnh đạo một nước ASEAN đầu tiên thăm chính thức Hoa Kỳ vào tháng 5/2017 sau khi Tổng thống Donald Trump nhậm chức. Tổng thống Trump cũng đã thăm chính thức Việt Nam vào tháng 11/2017 ngay trong năm đầu nhậm chức.

Theo Phó Thủ tướng, “Việt Nam và Hoa Kỳ đã tăng cường và mở rộng hợp tác trên cả 3 bình diện: Song phương, khu vực và toàn cầu”.

“Việt Nam coi Hoa Kỳ là một đối tác quan trọng hàng đầu, mong muốn tiếp tục thúc đẩy quan hệ Đối tác toàn diện với Hoa Kỳ trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, thể chế chính trị của nhau, vì lợi ích của hai nước, góp phần duy trì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực và trên thế giới”, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng nói.

Ảnh: VGP/Nhật Bắc Ảnh: VGP/Nhật Bắc

 

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cho rằng, với nguồn nhân công dồi dào, chính trị - xã hội ổn định cùng những nỗ lực đổi mới, cải cách thủ tục hành chính, Việt Nam đang là điểm đến hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Hiện đã có 128 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam với gần 26.000 dự án, tổng số vốn đăng ký hơn 330 tỷ USD.

Với Hoa Kỳ, hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư đã trở thành nền tảng và động lực quan trọng của quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ. Sau hơn 20 năm kể từ khi bình thường hóa quan hệ, Hoa Kỳ đã trở thành một trong những đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam.

Kim ngạch thương mại hai nước từ mức 7,8 tỷ USD năm 2005 đã tăng lên mức trên 54 tỷ USD năm 2017. Riêng năm 2018, tính đến hết quý II, kim ngạch xuất nhập khẩu hai nước đạt 27,4 tỷ USD, trong đó nhập khẩu từ Hoa Kỳ tăng hơn 20%.

Về đầu tư, đến tháng 6/2018, Hoa Kỳ có 877 dự án còn hiệu lực với tổng số vốn 9,37 tỷ USD, đứng thứ 10 trong số 128 quốc gia và vùng lãnh thổ có  đầu tư trực tiếp vào Việt Nam.

Khuyến khích đầu tư vào các lĩnh vực trọng yếu

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng khẳng định, “nền kinh tế Việt Nam và Hoa Kỳ ngày càng gia tăng tính bổ trợ cho nhau”.

Trong khi Việt Nam có các mặt hàng thế mạnh xuất khẩu sang Hoa Kỳ như thủy sản, hạt điều, dệt may, giày dép... thì Hoa Kỳ cung cấp cho Việt Nam những sản phẩm công nghệ cao, trong đó phải kể đến nhiều hợp đồng và thỏa thuận mua máy bay và động cơ máy bay với giá trị hàng tỷ USD đã và đang được đàm phán giữa doanh nghiệp hai nước; hay việc các doanh nghiệp Hoa Kỳ nhập khẩu trang thiết bị từ Hoa Kỳ phục vụ các dự án tại Việt Nam.

Trên cơ sở đó, Chính phủ Việt Nam luôn coi trọng và đánh giá cao các dự án đầu tư, kinh doanh của các doanh nghiệp Hoa Kỳ tại Việt Nam.

“Chúng tôi sẽ tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi để các nhà đầu tư trong đó có các nhà đầu tư Hoa Kỳ triển khai các hoạt động đầu tư, kinh doanh thành công, bền vững và lâu dài tại Việt Nam. Thành công của các bạn là thành công của Việt Nam”, Phó Thủ tướng nói.

“Việt Nam cũng mong muốn ngày càng có nhiều doanh nghiệp Hoa Kỳ đầu tư vào các lĩnh vực Việt Nam có nhu cầu như năng lượng sạch trong đó có năng lượng tái tạo, dầu khí, kết cấu hạ tầng, giáo dục đào tạo, du lịch, nông nghiệp, công nghệ cao, tài chính ngân hàng…", Phó Thủ tướng đề xuất và được các doanh nghiệp dự hội nghị hưởng ứng.

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cũng mong muốn hội nghị sẽ thành công trong việc đưa ra những đánh giá và đề xuất giải pháp mới nhằm góp phần duy trì đà tăng trưởng tích cực của quan hệ hợp tác kinh tế song phương giữa hai nước, đề xuất được những cơ hội mới, hướng đi mới, phát huy tinh thần khởi nghiệp và sáng tạo trong kinh doanh, góp phần thúc đẩy quan hệ kinh tế - thương mại, đầu tư song phương nói riêng và quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ nói chung.

Đề nghị Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Hiệp hội Doanh nghiệp Hoa Kỳ tại Hà Nội, Phòng Thương mại Hoa Kỳ tiếp tục phát huy tính chủ động, sáng tạo, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho doanh nghiệp Việt Nam và Hoa Kỳ kết nối kinh doanh và đầu tư./.

Theo cổng TTĐT Chính phủ

Tin cùng chuyên mục
Thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi điều chỉnh Chương trình MTQG 1719

Thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi điều chỉnh Chương trình MTQG 1719

Chiều 14/11, tại Hà Nội, đã diễn ra cuộc họp Hội đồng thẩm định nhà nước thẩm định Báo cáo đề xuất điều chỉnh chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030. Ông Trần Quốc Phương, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Phó Chủ tịch Hội đồng chủ trì cuộc họp.