Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Định Hóa (Thái Nguyên): Đẩy nhanh tiến độ thực hiện Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi

Vân Khánh - 16:15, 13/12/2023

Triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, huyện Định Hóa (Thái Nguyên) đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2025 sẽ có những bước phát triển mới, đời sống của đồng bào DTTS tiếp tục được nâng lên, góp phần quan trọng thực hiện các chỉ tiêu phát triển KT- XH của huyện.

Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Thái nguyên tập huấn kiến thức về bình đẳng giới, kỹ năng thực hiện lồng ghép giới trong Dự án 8.
Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Thái nguyên tập huấn kiến thức về bình đẳng giới, kỹ năng thực hiện lồng ghép giới trong Dự án 8.

Chủ động truyền thông ở cơ sở

Thực hiện Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG 1719), thời gian qua, huyện Định Hóa đã xây dựng Kế hoạch số 107/KH-UBND ngày 19/4/2023 về việc triển khai thực hiện Chương trình MTQG 1719 năm 2023. Đồng thời, huyện đã ban hành các văn bản chỉ đạo để quản lý, thực hiện Chương trình có hiệu quả. Theo đó, các cơ quan đơn vị được giao thực hiện các nội dung của Dự án, Tiểu dự án của Chương trình đã chủ động xây dựng Kế hoạch và tổ chức thực hiện các nội dung được giao.

Theo báo cáo, UBND huyện Định Hóa đã tập trung xây dựng, lập kế hoạch thực hiện Chương trình, trình HĐND huyện thông qua Nghị quyết phân bổ các nguồn vốn và giao dự toán thực hiện các Dự án, Tiểu dự án thuộc Chương trình. Trên cơ sở đó, UBND huyện giao các đơn vị chủ trì làm chủ đầu tư các Dự án, Tiểu dự án phải xây dựng kế hoạch thực hiện cụ thể, lập và trình UBND huyện thẩm định, phê duyệt dự toán chi tiết cho từng hạng mục, nội dung đầu tư, hỗ trợ bảo đảm đúng quy định. Quy trình lập, thẩm định, phê duyệt thực hiện, giải ngân, nghiệm thu, thanh quyết toán các dự án, các hoạt động thuộc Chương trình được thực hiện đúng theo các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Trung ương, HĐND tỉnh, UBND và các Sở ngành của tỉnh, bảo đảm theo đúng quy định.

Bên cạnh đó, UBND huyện cũng đã chủ động phối hợp với các cơ quan liên quan của tỉnh tổ chức thông tin, tuyên truyền sâu, rộng về các Chương trình MTQG, tổ chức các hội nghị tập huấn, cung cấp thông tin cho Người có uy tín ở cộng đồng, các lớp bồi dưỡng kiến thức, bồi dưỡng nâng cao nhận thức năng lực, tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý, hướng dẫn công nghệ thông tin cho cán bộ, công chức, viên chức, cán bộ cơ sở và Nhân dân.... Theo đó, toàn huyện đã tổ chức được 32 lớp tập huấn, cung cấp thông tin, bồi dưỡng, tư vấn, vận động cho hơn 2.000 lượt người trên địa bàn huyện, góp phần triển khai hiệu quả thực hiện chính sách, bảo đảm đúng đối tượng, nội dung và thời gian quy định.

Bác sỹ của Trạm y tế xã Điềm Mặc khám bệnh, chăm sóc sức khoẻ cho trẻ em người dân tộc thiểu số trên địa bàn xã Điềm Mặc, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên.
Bác sỹ của Trạm y tế xã Điềm Mặc khám bệnh, chăm sóc sức khoẻ cho trẻ em người dân tộc thiểu số trên địa bàn xã Điềm Mặc, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên.

Linh hoạt trong giải ngân vốn chương trình MTQG

Năm 2023 UBND huyện đã phân bổ các nguồn vốn và giao dự toán chi tiết thực hiện các Dự án, Tiểu dự án, các nội dung thành phần thuộc Chương trình với kinh phí là 93.267.78 triệu đồng. Theo đó, các Dự án, tiểu dự án đã triển khai tại các xã đều đảm bảo đúng tiến độ, đạt hiệu quả rõ rệt.

Đơn cử như đối với Dự án 7 về "Chăm sóc sức khỏe nhân dân, nâng cao thể trạng, tầm vóc người DTTS; phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em", huyện được chuyển nguồn vốn từ ngân sách Trung ương là 118,615 triệu đồng, đến nay đã giải ngân 118,24 triệu đồng, đạt 99,7% kế hoạch vốn giao. Các nội dung thực hiện gồm: Tổ chức chiến dịch truyền thông lồng ghép cung cấp dịch vụ kế hoạch hóa gia đình đợt I/ 2023 cho đối tượng phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ tại 6 xã khu vực II,III; hỗ trợ người thực hiện giám sát chiến dịch; Hỗ trợ kinh phí cho nhân viên y tế thực hiện chăm sóc bà mẹ và trẻ sơ sinh tại nhà (3 lần trong 42 ngày sau đẻ); Tuyên truyền vận động, truyền thông thay đổi hành vi về chăm sóc sức khỏe dinh dưỡng bà mẹ, trẻ em; Tin, bài phóng sự truyền thông về chăm sóc sức khỏe trẻ em....

Trên cơ sở những kết quả đạt được, từ nay đến năm 2025, huyện Đinh Hóa đặt mục tiêu phấn đấu đạt mức thu nhập bình quân của người DTTS tăng trên 2 lần so với năm 2020; đến tháng 11/2023 đạt 100% xã nông thôn mới; hết năm 2023 về đích huyện nông thôn mới. 85% cán bộ, công chức cấp xã vùng DTTS và miền núi có trình độ cao đẳng, đại học, trong đó 95% cán bộ chủ chốt có trình độ đại học trở lên. Các trường, lớp học được xây dựng kiên cố đạt 100%; trẻ em trong độ tuổi đến trường đi học đạt 100%. Công tác bảo tồn và phát triển các giá trị, bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc được quan tâm đẩy mạnh; trên 40% xóm có đội văn hóa, văn nghệ hoạt động thường xuyên. Có 97% đồng bào DTTS được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh. Tỷ lệ hộ gia đình nông thôn có nhà tiêu hợp vệ sinh đạt 82%...

Triển khai thực hiện mô hình bảo tồn văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số - chương trình thuộc Dự án 06 “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch” tại 05 xã (xã Tân Thịnh, Định Biên, Linh thông, Bảo Linh , Sơn Phú)
Triển khai thực hiện mô hình bảo tồn văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số - chương trình thuộc Dự án 06 “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch” tại 05 xã (xã Tân Thịnh, Định Biên, Linh thông, Bảo Linh , Sơn Phú)

Để đạt được mục tiêu này, ông Nguyễn Minh Tú - Phó Bí thư, Chủ tịch UBND huyện cho biết, trong thời gian tới, huyện tiếp tục tăng cường công tác chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị thực hiện Chương trình MTGQ 1719 bảo đảm đúng tiến độ, đúng quy định. Đồng thời, đẩy mạnh công tác vận động, tuyên truyền cho Nhân dân vùng đồng bào DTTS, vùng đặc biệt khó khăn nắm bắt kịp thời về quan điểm, chủ trương đầu tư, hỗ trợ, thực hiện các các nội dung của Chương trình. Tăng cường công tác kiểm tra, khảo sát, giám sát; đánh giá, tổng kết kịp thời về công tác lãnh đạo, quản lý điều hành và công tác tổ chức triển khai thực hiện Chương trình, trên cơ sở đó tháo gỡ, giải quyết kịp thời những vướng mắc, bất cập phát sinh trong quá trình thực hiện...

Với sự quyết tâm của cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp, sự đồng lòng, chung sức của đồng bào các dân tộc trên địa bàn, tin tưởng rằng, huyện Định Hóa sẽ tiếp tục có những bước phát triển mới, đời sống của đồng bào DTTS của huyện tiếp tục được nâng lên, góp phần quan trọng trong thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu phát triển KT- XH của huyện mà Nghị quyết Đại hội đảng bộ huyện nhiệm kỳ 2020 - 2025 đã đề ra.

Tin cùng chuyên mục
Bà Nguyễn Thị Thanh Hoà, Chủ tịch Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam: Tiếp tục ưu tiên giải quyết nhiều vấn đề cấp thiết đối với trẻ em vùng đồng bào DTTS và miền núi

Bà Nguyễn Thị Thanh Hoà, Chủ tịch Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam: Tiếp tục ưu tiên giải quyết nhiều vấn đề cấp thiết đối với trẻ em vùng đồng bào DTTS và miền núi

Những năm qua, từ các chỉ thị, nghị quyết, chính sách của Đảng và Nhà nước liên quan đến trẻ em, chúng ta đã đạt được nhiều kết quả tích cực trong công tác bảo vệ và chăm sóc, giải quyết được những vấn đề cấp thiết đối với trẻ em. Song hiện nay, trẻ em vùng đồng bào DTTS và miền núi vẫn còn đối diện với nhiều vấn đề cần giải quyết như, tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi, bạo lực, tai nạn thương tích… Xung quanh vấn đề này, Phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi với bà Nguyễn Thị Thanh Hoà, Chủ tịch Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam.