Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Điều tra thực trạng kinh tế-xã hội của 53 DTTS năm 2019: Nhiều điểm mới, tăng chất lượng thông tin

MINH THU - 18:49, 08/10/2019

Kể từ ngày 1/10 đến hết ngày 30/10/2019 cuộc điều tra thực trạng kinh tế - xã hội (KT-XH) của 53 DTTS năm 2019 (cuộc điều tra) được tiến hành đồng loạt trên cả nước. Với nhiều điểm mới, cuộc điều tra được kỳ vọng sẽ hình thành hệ thống thông tin, số liệu, phục vụ hoạt động quản lý nhà nước về lĩnh vực công tác dân tộc.

Các điều tra viên xã Lăng Can, huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang thực hiện điều tra mẫu tại hộ gia đình.
Các điều tra viên xã Lăng Can, huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang thực hiện điều tra mẫu tại hộ gia đình.

“Có ba điểm mới đáng chú ý của cuộc điều tra là việc ứng dụng công nghệ thông tin trong tất cả các công đoạn của cuộc điều tra với sự trợ giúp của thiết bị điện tử di động (gọi tắt là CAPI) và điều tra qua Internet (gọi tắt là Webform) giúp nâng cao chất lượng số liệu, giảm thời gian xử lý và công bố kết quả và phù hợp với xu hướng phát triển chung của thống kê trên thế giới và trong khu vực. Điểm mới thứ hai là cuộc điều tra sẽ kết nối các thông tin sẵn có của Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019, giảm bớt thời gian để thu thập các thông tin đã có sẵn. Điểm mới thứ ba là việc cải tiến thiết kế mẫu điều tra, đảm bảo tính đại diện của các DTTS đến cấp tỉnh”, ông Phạm Quang Vinh, Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Thống kê (TCTK) khẳng định.

Tại tỉnh Tuyên Quang, những nội dung cơ bản của cuộc điều tra đã được tuyên truyền đầy đủ, sâu rộng tới các tầng lớp Nhân dân, đặc biệt là đồng bào DTTS để tạo sự ủng hộ, tham gia tích cực trong việc cung cấp đầy đủ thông tin cho cuộc điều tra. Hàng chục nghìn đĩa CD, tài liệu hỏi đáp về cuộc điều tra đã được đưa về các địa bàn thôn, bản được chọn điều tra. Công tác rà soát địa bàn điều tra, lập bảng kê, tuyển chọn điều tra viên (ĐTV), tổ trưởng, giám sát viên cũng đồng thời được thực hiện.

Chị Bàn Thị Hạnh, điều tra viên xã Lăng Can, huyện Lâm Bình chia sẻ: “Được tập huấn nghiệp vụ và sự hợp tác tích cực từ phía bà con Nhân dân, mọi thông tin trên phiếu điều tra đã được thu thập đầy đủ, đáp ứng các yêu cầu. Việc sử dụng thiết bị điện tử di động để thu thập thông tin đã giúp tăng chất lượng dữ liệu, độ an toàn. Bên cạnh đó, chúng tôi còn được cung cấp dữ liệu từ Tổng điều tra dân số và nhà ở nên khối lượng công việc nhiều nhưng quá trình triển khai cơ bản thuận lợi, đáp ứng yêu cầu công việc được giao.

“Để hoàn thành công tác điều tra, ngoài sự nỗ lực của ngành chức năng, việc cung cấp thông tin đúng, đủ từ phía người dân sẽ đẩy nhanh tiến độ và bảo đảm tính chính xác của công tác điều tra, góp phần quan trọng giúp Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương nghiên cứu, hoạch định chính sách phát triển KT - XH, từng bước nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào DTTS”, ông Phạm Quang Vinh cho biết thêm.

Tin cùng chuyên mục
Quảng Nam: Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong vùng đồng bào DTTS

Quảng Nam: Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong vùng đồng bào DTTS

Xác định tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, nâng cao giáo dục pháp luật cho người dân, nhất là vùng đồng bào DTTS và miền núi có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, Quảng Nam đã tích cực triển khai và bước đầu đạt được những kết quả đáng khích lệ.