Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019 ở Hà Nội: Cơ sở để xây dựng chính sách phát triển vùng DTTS và miền núi

PV - 15:28, 16/11/2018

Bắt đầu từ tháng 4/2019, cùng với các địa phương trên cả nước. TP. Hà Nội sẽ thực hiện tổng điều tra dân số và nhà ở. Việc tổng điều tra dân số và nhà ở được thực hiện 10 năm/lần; năm 2019 là lần thứ năm triển khai.

điều tra dân số và nhà ở Tổng điều tra dân số và nhà ở lần thứ năm sẽ bắt đầu từ 01/4/2019.

Ông Nguyễn Doãn Toản, Phó Chủ tịch UBND Thành phố-Trưởng Ban Chỉ đạo tổng điều tra dân số và nhà ở TP. Hà Nội cho biết, việc thực hiện tổng điều tra nhằm thu thập thông tin cơ bản và chi tiết về dân số và nhà ở trên địa bàn Thành phố. Kết quả của tổng điều tra, là cơ sở để đánh giá kết quả việc thực hiện chính sách, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn 2011-2020 và xây dựng chính sách, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn 2021-2030.

Cách đây 10 năm (2008), sau khi mở rộng địa giới hành chính, nhiều địa bàn miền núi có đông đồng bào DTTS sinh sống sáp nhập về Thủ đô, cùng với các địa phương trên cả nước, TP. Hà Nội đã lên kế hoạch thực hiện cuộc tổng điều tra về dân số và nhà ở lần thứ tư-năm 2009. Cuộc tổng điều tra được tiến hành tại 577 xã, phường trên toàn địa bàn, trong đó có 14 xã vùng DTTS và miền núi.

Sau 10 năm, cùng với sự phát triển chung của Thành phố, vùng DTTS và miền núi Thủ đô đã có sự chuyển mình mạnh mẽ. Theo báo cáo của Ban Dân tộc TP. Hà Nội, nếu như năm 2008, tỷ lệ hộ nghèo bình quân vùng DTTS và miền núi của Thủ đô là 21,3% (chuẩn nghèo đơn chiều) thì hết năm 2017 giảm xuống còn 8% (chuẩn nghèo đa chiều). Đặc biệt, sau 10 năm sáp nhập, từ chỗ có 26 thôn bản thuộc diện ĐBKK, 2 xã khu vực III thì hiện vùng DTTS và miền núi của Thủ đô không còn thôn ĐBKK, không còn xã khu vực III; 14/14 xã đạt chuẩn quốc gia về y tế, 6/14 xã cán đích xây dựng nông thôn mới,…

Từ kết quả tổng điều tra năm 2009, vùng DTTS và miền núi đã được đầu tư, hỗ trợ phát triển kinh tế-xã hội. (Trong ảnh: Một góc xã An Phú, huyện Mỹ Đức). Từ kết quả tổng điều tra năm 2009, vùng DTTS và miền núi đã được đầu tư, hỗ trợ phát triển kinh tế-xã hội. (Trong ảnh: Một góc xã An Phú, huyện Mỹ Đức).

Tuy nhiên, theo đánh giá, đời sống của một bộ phận đồng bào DTTS của Thủ đô còn thấp. Thu nhập bình quân đầu người của 14 xã vùng DTTS và miền núi mới đạt gần 30 triệu đồng/năm. Đặc biệt, có 6 thôn thuộc 3 xã: Ba Vì, Vân Hòa và Khánh Thượng (huyện Ba Vì), tỷ lệ hộ nghèo vẫn còn tới trên 30%...

Chính bởi vậy, cuộc tổng điều tra dân số và nhà ở lần thứ năm-2019 được đánh giá là sẽ khái quát bức tranh toàn cảnh về tình hình kinh tế-xã hội ở vùng DTTS và miền núi của TP. Hà Nội. Trên cơ sở đó, Thành phố sẽ đánh giá những kết quả đạt được cũng như những tồn tại, hạn chế, từ đó xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn 2021-2030 cho toàn Thành phố, trong đó có vùng DTTS và miền núi.

Để triển khai tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019, UBND TP. Hà Nội yêu cầu Ban Chỉ đạo các quận, huyện, thị xã xây dựng kế hoạch và phân công cụ thể, tăng cường giám sát tại hộ gia đình, giải đáp vướng mắc từ cơ sở… Đặc biệt các cấp ngành, địa phương phải tập trung tuyên truyền tại các cơ quan, đơn vị, khu phố để người dân hiểu được mục đích, ý nghĩa của cuộc tổng điều tra.

KHÁNH THƯ

Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.