Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Diện mạo mới ở vùng đồng bào DTTS Thuận Châu

Mai Hương - 17:27, 14/12/2024

Những năm qua, nhờ đẩy mạnh thực hiện các chương trình, chính sách dân tộc, tình hình kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi huyện Thuận Châu (tỉnh Sơn La) có nhiều bước phát triển. Các chỉ tiêu phát triển kinh tế, an sinh xã hội ở vùng đồng bào DTTS trên địa bàn huyện đã được cải thiện đáng kể.

Lãnh đạo huyện Thuận Châu thăm mô hình thanh long ruột đỏ tại xã Chiềng Pha, huyện Thuận Châu (Sơn La)
Lãnh đạo huyện Thuận Châu thăm mô hình thanh long ruột đỏ tại xã Chiềng Pha, huyện Thuận Châu (Sơn La)

Thôn xóm được đổi thay

Trong những năm gần đây, nhiều địa phương vùng đồng bào DTTS và miền núi (DTTS&MN) của huyện Thuận Châu đã có sự “thay da đổi thịt”, nhất là ở các thôn làng vùng sâu, vùng xa. Những căn nhà xập xệ nay đã được khoác áo mới, nhiều tuyến đường bê tông sạch đẹp nối đến tận các ngõ nhà dân. Hệ thống trường học, trạm y tế, nhà văn hóa được đầu tư mới, khang trang. Đây chính là thành quả từ sự nỗ lực của các cấp chính quyền và người dân trong việc thực hiện hiệu quả các chính sách dân tộc.

Đơn cử như tại xã Chiềng Pha và Chiềng La huyện Thuận Châu, nhờ triển khai thực hiện hiệu quả các dự án, tiểu dự án từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: Từ 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719), đời sống của người dân đã có nhiều chuyển biến, hầu hết các hộ nghèo đều được hỗ trợ vốn để xây dựng nhà ở, được hỗ trợ chuyển đổi nghề, hoặc vay vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

Cán bộ xã Bon Phặng, huyện Thuận Châu (Sơn La) tuyên truyền nhân dân xây chuồng trại kiên cố, nuôi gia súc nhốt chuồng
Cán bộ xã Bon Phặng, huyện Thuận Châu (Sơn La) tuyên truyền Nhân dân xây chuồng trại kiên cố, nuôi gia súc nhốt chuồng

Trong 2 năm (2022- 2023), các xã đã phân bổ 3,2 tỷ đồng, để hỗ trợ nhà ở cho 120 hộ nghèo thuộc Chương trình 1719 và giúp chuyển đổi nghề cho hơn 320 hộ nghèo thiếu đất sản xuất. Trong năm 2024, huyện tiếp tục phân bổ vốn để hỗ trợ chuyển đổi nghề cho 858 hộ nghèo thiếu đất sản xuất trên địa bàn.

Nhờ được hỗ trợ từ nguồn vốn Chương trình MTQG 1719, gia đình ở các xã trên địa bàn huyện Thuận Châu đã xây dựng được căn nhà sau nhiều năm mong ước. “Nhà nghèo, lo kiếm cái bỏ bụng với nuôi con là khó lắm rồi, đâu dám nghĩ đến chuyện nhà cửa khang trang. Nhưng nhờ sự hỗ trợ của Nhà nước, cùng với số tiền tích góp, gia đình đã có được căn nhà kiên cố, an cư mới lập nghiệp”, bà con chia sẻ.

Còn ở các xã vùng cao, huyện Thuận Châu, từ nguồn lực của Chương trình MTQG 1719, chính quyền đã hỗ trợ giải quyết nhà ở, đất ở và hỗ trợ chuyển đổi nghề cho người dân nghèo. Đồng thời, đẩy mạnh hỗ trợ sinh kế, phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị; đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất, đời sống của người dân.

“Nguồn lực từ các chương trình, chính sách dân tộc đã tác động mạnh mẽ, giúp các hộ nghèo, cận nghèo, mới thoát nghèo của địa phương vươn lên phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo”, ông Thào A Súa - Q. Chủ tịch UBND xã Co Mạ, huyện Thuận Châu khẳng định.

Nhờ triển khai hiệu quả Chương trình MTQG 1719 đã giúp cho nhiều địa phương trên địa bàn huyện Thuận Châu (Sơn La) được đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ nhà ở và sinh kế cho người dân.
Nhờ triển khai hiệu quả Chương trình MTQG 1719 đã giúp cho nhiều địa phương trên địa bàn huyện Thuận Châu (Sơn La) được đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ nhà ở và sinh kế cho người dân

Đẩy mạnh giảm nghèo

Trưởng Phòng Dân tộc huyện Thuận Châu (Sơn La) Lò Văn Quý chia sẻ, thời gian qua, các chương trình, chính sách được triển khai hiệu quả, đúng đối tượng đã góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, Đặc biệt, việc triển khai hiệu quả Chương trình MTQG 1719 đã giúp cho nhiều địa phương được đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ nhà ở và sinh kế cho người dân.

Từ nguồn vốn hỗ trợ, người dân đã đẩy mạnh sản xuất, tăng thu nhập, cải thiện chất lượng sống, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo vùng đồng bào DTTS huyện Thuận Châu.

Ông Hà Trung Thắng - Uỷ viên Ban Chấp hành Đảng bộ huyện - Phó Chủ tịch UBND huyện Thuận Châu, cho biết: Trong những năm qua, địa phương rất quyết liệt trong việc triển khai các chủ trương, chính sách dân tộc để tăng cường giảm nghèo cho vùng đồng bào DTTS&MN trong đó đẩy mạnh thực hiện các dự án, tiểu dự án từ các chương trình MTQG, để hỗ trợ cho bà con vùng đồng bào DTTS vươn lên thoát nghèo bền vững.

“Địa phương đặt quyết tâm sẽ giải ngân 100% vốn năm 2022-23 và năm 2024 kéo dài đến nay, riêng với nguồn vốn năm 2025, địa phương cố gắng giải ngân đạt 100%. Trong thời gian tới, huyện sẽ có những chỉ đạo, đôn đốc các cơ quan, đơn vị và địa phương trong việc phân bổ, giải ngân để thực hiện các dự án. Đối với một số tiểu dự án, dự án có tiến độ giải ngân chậm, sẽ tìm cách tháo gỡ để tăng tốc triển khai”, ông Hà Trung Thắng - Uỷ viên Ban Chấp hành Đảng bộ huyện, Phó Chủ tịch UBND huyện, cho biết.

Tin cùng chuyên mục
Đức Cơ (Gia Lai): Nhiều mô hình thiết thực thúc đẩy bình đẳng giới vùng đồng bào DTTS và miền núi

Đức Cơ (Gia Lai): Nhiều mô hình thiết thực thúc đẩy bình đẳng giới vùng đồng bào DTTS và miền núi

Triển khai thực hiện Dự án 8 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, Hội LHPN huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai đã có nhiều cách làm sáng tạo, triển khai nhiều mô hình ý nghĩa mang lại lợi ích thiết thực cho phụ nữ, trẻ em vùng đồng bào DTTS trên địa bàn. Qua đó, góp phần xóa bỏ định kiến giới, khuôn mẫu giới vùng đồng bào DTTS, giúp phụ nữ và trẻ em vươn lên, khẳng định vai trò chủ thể của mình trong tham gia xây dựng, phát triển cộng đồng.