Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Diễn đàn ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào nuôi tôm tại các tỉnh Duyên hải miền Trung

Khánh Ngân - 08:56, 25/07/2023

Sáng 24/7, tại Tp. Đồng Hới (Quảng Bình), Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp với sở Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Bình tổ chức Diễn đàn ứng dụng các giải pháp, tiến bộ kỹ thuật phát triển bền vững nghề nuôi tôm ở các tỉnh Duyên hải Bắc Trung Bộ.

Diễn đàn thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà khoa học, hộ nông dân nuôi tôm ở khu vực Duyên hải Miền Trung
Diễn đàn thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà khoa học, hộ nông dân nuôi tôm ở khu vực Duyên hải miền Trung

Tham dự Diễn đàn có ông Hoàng Văn Hồng - Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia; ông Lê Văn Lợi - Phó Giám đốc sở Nông nghiệp Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Bình; đại diện lãnh đạo sở Nông nghiệp, Trung tâm Khuyến nông, Chi cục Thủy sản các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế cùng nhiều hộ nuôi tôm tại các tỉnh Duyên hải miền Trung.

Những năm gần đây nghề nuôi tôm ở các tỉnh Duyên hải miền Trung phát triển mạnh. Các tỉnh Nghệ An, Hà tĩnh, Quảng Bình… Thừa Thiên Huế có nhiều lợi thế về nghề nuôi tôm. Đặc biệt khi khoa học - kỹ thuật phát triển, góp phần thúc đẩy nghề nuôi tôm phát triển lên một tầm cao mới. Nhiều quy trình nuôi tôm mới đã được Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, các công ty ứng dụng khoa học kỹ thuật nuôi tôm triển khai và nhân rộng mô hình. như nuôi tôm lót bạt; mô hình thả tôm giống cỡ lớn… nên năng suất cũng không ngừng được tăng lên, tăng lợi nhuận cho người nuôi.

Diễn đàn ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào nuôi tôm tại các tỉnh Duyên hải miền Trung 2
Trước khi diễn ra Diễn đàn, ông Lê Quốc Thanh (Đứng thứ 3 từ trái sang phải) Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia cùng đoàn công tác đã đến kiểm tra mô hình nuôi tôm tại tỉnh Hà Tĩnh

Trong đó, mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng đạt chứng nhận VietGAP khu vực Bắc Trung Bộ đã mang lại hiệu quả cho người nuôi tôm. Mô hình triển khai áp dụng các tiến bộ kỹ thuật mới nuôi 2 giai đoạn sử dụng ao lót bạt phù hợp với điều kiện vùng bãi cát trắng ven biển miền Trung, mô hình đã giúp giảm thiểu ô nhiễm môi trường, môi sinh; giảm phát thải khí nhà kính; bảo vệ sức khỏe cho người lao động và có trách nhiệm với xã hội do việc áp dụng các tiến bộ kỹ thuật; sản xuất các sản phẩm đạt các chỉ tiêu an toàn thực phẩm cho năng suất 16 tấn/ha, doanh thu 1,6 tỷ đồng/ha.

Ông Hoàng Văn Hồng - Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia cho biết, mô hình ứng dụng hệ thống cảnh báo môi trường tự động nên chủ động kiểm soát các khâu kỹ thuật trong quy trình nuôi. Từ đó giảm rủi ro, thiệt hại, tăng năng suất, chất lượng sản phẩm. Đồng thời mô hình cũng làm giảm chi phí sản xuất, tăng thu nhập cho người nuôi tôm. Đặc biệt khi áp dụng mô hình nuôi tôm đạt chứng nhận VietGAP đã cung ứng cho thị trường và người tiêu dùng tôm sạch (không kháng sinh) để bảo đảm sức khỏe.

Diễn đàn ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào nuôi tôm tại các tỉnh Duyên hải miền Trung 1
Bà Châu Thị tuyết Hạnh đại diện Cục Thủy sản trình bày tham luận tại Diễn đàn

Tại Diễn đàn, Bà Châu Thị tuyết Hạnh đại diện Cục Thủy sản thông tin, ngành nuôi tôm ở Việt Nam có tiềm năng và lợi thế lớn. Hằng năm, ngành tôm Việt Nam đóng góp khoảng 40 - 45% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản, tương đương 3,5 - 4 tỷ USD. Giải quyết công ăn việc làm cho hơn 3 triệu lao động. Trong giai đoạn 2010 - 2022 diện tích nuôi tôm nước lợ tăng gấp 1,2 lần, tốc độ tăng trưởng bình quân 1,2%/năm (tăng từ 618.600 ha năm 2010 lên 750.000 ha năm 2022), sản lượng tăng 1,7 lần, tăng trưởng bình quân 4,5%/năm (tăng từ 443.700 tấn lên 1.014.200 tấn). Sản lượng tôm nuôi tăng chủ yếu tập trung vào tôm chân trắng (tăng từ 119.700 tấn năm 2010 lên 735.000 tấn năm 2022).

Cũng theo đại diện Cục Thủy sản, hiện ngành tôm cũng đang đối mặt với nhiều thách thức. Trong đó, nguồn giống tôm bố mẹ chưa chủ động phần lớn phụ thuộc vào nhập khẩu và khai thác tự nhiên dẫn đến khó kiểm soát chất lượng... Đại diện Cục Thủy sản cũng đưa ra dự báo những tháng cuối năm 2023 tình hình sản xuất, chế biến, tiêu thụ, xuất khẩu thủy sản vẫn sẽ tiếp tục gặp nhiều khó khăn.

Tin cùng chuyên mục
Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Nhằm thúc đẩy đồng bào các DTTS phát triển toàn diện trên các lĩnh vực đời sống, kinh tế, xã hội, trong nhiều năm qua, việc nâng cao kiến thức, trình độ, năng lực… cho người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi Nghệ An được các cấp, các ngành trong tỉnh rất quan tâm. Đặc biệt, từ khi triển khai Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I: từ năm 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) nội dung này càng được thực hiện bài bản, quyết liệt hơn nhờ nguồn lực đầu tư, hỗ trợ của Chương trình.