Đây là hoạt động trong dự án “Phát triển báo chí Việt Nam” giai đoạn 2020-2024, nhằm mục tiêu hỗ trợ báo chí cách mạng hoà nhập với sự phát triển của báo chí thế giới, góp phần xây dựng khát vọng Việt Nam vươn cao.
Tại Diễn đàn, các diễn giả đã đưa ra những dẫn chứng cụ thể về việc các báo, trang tin điện tử, thậm chí các trang web dẫn nguồn, trích dẫn thông tin nhưng không có nguồn gốc, ảnh hưởng đến uy tín, thương hiệu, sự sáng tạo của các nhà báo. Vì vậy, để bảo vệ quyền tác giả, mỗi toà soạn báo chí phải xem những tác phẩm báo chí là tài sản sống còn của cơ quan báo chí, giống như tài nguyên cần được khai thác, chia sẻ cùng có lợi.
Trên thực tế, ngoài những trang tin dẫn nguồn các cơ quan báo chí trong nước còn có cả các mạng xã hội lớn của nước ngoài như: Facebook, Google… chạy quảng cáo các trang tin điện tử có dấu hiệu vi phạm bản quyền dựa trên mô hình kinh doanh chia sẻ. Đây là mạng lưới quảng cáo xuyên biên giới với số tiền lớn chảy ra nước ngoài lên tới hàng trăm triệu USD mà chúng ta chưa kiểm soát được.
Vì vậy, Diễn đàn đặt ra việc hình thành “liên minh” giữa các bên bao gồm nhà báo, toà soạn, trang tin, cơ quan lý nhà nước để quản lý tìm ra các giái pháp, từng bước giải quyết được vấn vi phạm bản quyền tác phẩm báo chí....Các đại biểu cho rằng, muốn bảo vệ được quyền tác phẩm báo chí cần phải truy vết các nội dung bài báo, rà soát cơ chế, chính sách trong lĩnh vực báo chí và khởi kiện ra toà. Qua đó, các cơ quan báo chí cam kết tôn trong bản quyền, không xâm phạm, cùng nhau xây dựng môi trường cạnh tranh lành mạnh, đầu tư nội dung tin bài chất lượng, có bản sắc riêng biệt để khai thác kinh doanh, hướng đến việc thu phí bạn đọc.