Theo Kết quả rà soát, Người có uy tín trên địa bàn tỉnh Điện Biên năm 2022 được công nhận tại Quyết định số 3271/QĐ-UBND ngày 20/12/2021 của UBND tỉnh Điện Biên là 1.246 người (tăng 5 người so với năm 2021), trong đó nam 1.205 người; nữ 41 người; dân tộc Mông 548 người; Thái 537 người; Khơ Mú 61 người; Hà Nhì 24 người; Dao 17 người; Lào 16 người; Kháng 11 người; Hoa 8 người; Kinh 6 người; Xinh Mun 6 người; Cống 4 người; Nùng 4 người; Sán Chay 1 người; Mường 1 người; Si La 1 người; Phù Lá 1 người.
Đội ngũ Người có uy tín gồm nhiều thành phần như: Già làng 367 người; trưởng dòng họ 115 người; trưởng thôn, bản và tương đương 127 người; cán bộ nghỉ hưu 162 người; chức sắc tôn giáo 12 người; thầy mo, thầy cúng, thầy lang 8 người; nhà giáo, thầy thuốc 7 người; người sản xuất kinh doanh giỏi 24 người; thành phần khác 454 người; đảng viên 345 người.
Qua đánh giá của các cấp ủy, chính quyền địa phương, Người có uy tín có vai trò hết sức quan trọng tại cơ sở, đặc biệt là trong tuyên truyền, vận động đồng bào các DTTS tham gia phát triển kinh tế - xã hội, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống, xây dựng nông thôn mới, giữ gìn an ninh trật tự tại cơ sở...
Cụ thể, trên lĩnh vực truyên truyền, vận động người dân thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, giữ gìn an ninh trật tự: Người có uy tín đã tham gia vận động quần chúng nhận thức rõ âm mưu, thủ đoạn "Diễn biến hòa bình" của các thế lực thù địch, không mơ hồ, chủ quan. Nâng cao tinh thần cảnh giác, vận động nhân dân thực hiện tốt các cam kết không tái trồng cây thuốc phiện, không tàng trữ, sử dụng, buôn bán các chất ma túy; không di dịch cư tự do;
Trong phát triển kinh tế, Người có uy tín tuyên truyền, vận động đồng bào các DTTS tham gia phát triển kinh tế - xã hội, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống, xây dựng nông thôn mới, giữ gìn an ninh trật tự tại cơ sở...
Bằng kiến thức và kinh nghiệm sống, Người có uy tín đã vận động đồng bào các dân tộc giữ gìn, phát huy những phong tục tập quán tốt đẹp; xóa bỏ những hủ tục, bài trừ mê tín dị đoan. Đặc biệt, Người có uy tín luôn phát huy được vai trò tích cực trong việc vận động nhân dân thực hiện tốt các quy định của địa phương, cụ thể trong quy ước, hương ước thôn, bản, bảo tồn các giá trị văn hóa dân tộc (tiếng nói, chữ viết, trang phục, lễ hội, tín ngưỡng dân gian…
Trong công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, dân số - kế hoạch hóa gia đình, Người có uy tín thực hiện việc tuyên truyền, vận động, khuyên bảo các gia đình khi có người ốm đau, bệnh tật thì đưa đến Trạm y tế, bệnh viện để khám chữa bệnh, không thực hiện cúng bái, mê tín, dị đoan; vận động con cháu không sinh con thứ ba và là tấm gương sáng để cho con cháu học tập noi theo.
Người có uy tín đã trở thành cánh tay đắc lực giúp các ngành chức năng thông qua việc cung cấp các thông tin giá trị trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm, phòng chống luôn lậu, các hoạt động lợi dụng chính sách dân tộc - tôn giáo để lôi kéo nhân dân nghe theo luận điệu sai trái; đặc biệt là ở những tụ điểm nóng, quan trọng, biên giới giáp với nước bạn Lào; có sự hỗ trợ các ngành các cấp triển khai nhiều nhiệm vụ như: vận động quần chúng tham gia xây dựng phong trào “toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”, vận động hòa giải, tham gia trực tiếp để giải quyết một số vụ việc về an ninh tại địa bàn. Điển hình như ông: Lò Văn Thi, dân tộc Lào, bản Lói - xã Mường Lói, Ly Cháy Mua, dân tộc Mông - bản Hua Thanh - xã Na Ư huyện Điện Biên; Ông Hù Chà Thái, dân tộc Si La - bản Nậm Sin, xã Chung Chải, huyện Mường Nhé…