Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

“Điểm tựa” của bản làng vùng cao biên giới Thanh Hóa

Thanh Phong - 17:15, 20/06/2022

Những năm qua, các bản làng vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới Thanh Hóa ngày càng thay da, đổi thịt. Kết quả đó phải kể đến sự đóng góp không nhỏ của đội ngũ già làng, Người có uy tín - họ là những điểm tựa của bản làng, chung sức, đồng lòng cùng chính quyền địa phương xây dựng bản, làng no ấm, bình yên và ngày phát triển.

Ông Hà Văn Thại, bản Lát, xã Tam Chung (Mường Lát) tích cực vận động đồng bào phối hợp với lực lượng kiểm lâm đi tuần tra, bảo vệ rừng
Ông Hà Văn Thại, bản Lát, xã Tam Chung (Mường Lát) tích cực vận động đồng bào phối hợp với lực lượng kiểm lâm đi tuần tra, bảo vệ rừng

Gương mẫu đi đầu trong các phong trào

Với vai trò trưởng thôn, Người có uy tín, ông Quách Văn Long, Trưởng thôn Đồng Xuân, xã Hải Long, huyện Như Thanh, thường xuyên đi gặp gỡ các hộ dân để vận động bà con tin tưởng vào đường lối, chủ trương của Đảng, thực hiện nghiêm các quy định, pháp luật của Nhà nước. 

Trong xây dựng nông thôn mới ở địa phương, ông đã vận động Nhân dân hiến đất để mở rộng các tuyến đường giao thông nông thôn, xây cầu, cống và các công trình phúc lợi, với số tiền trên 2 tỷ đồng. Trong đó, gia đình ông tiên phong thực hiện trước để bà con tin tưởng, hưởng ứng theo.

Ngoài ra, ông còn tiên phong trong công tác chống đói nghèo, ông Long đã cùng gia đình đã tích cực tăng gia sản xuất, vươn lên làm giàu; đồng thời  vận động bà con chuyển đổi mô hình phát triển kinh tế, lựa chọn cây, con giống phù hợp với điều kiện để tăng gia sản xuất, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Bên cạnh đó, ông còn phối hợp với ban thôn, các chi hội, đoàn thể tham gia giải quyết có hiệu quả các vụ tranh chấp, mâu thuẫn trong nội bộ Nhân dân, không để phát sinh vấn đề phức tạp. Vận động đồng bào tham gia phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”, phát hiện, tố giác tội phạm, nâng cao tinh thần cảnh giác, không nghe, không tin kẻ xấu xúi giục, chống truyền đạo trái phép.

Góp phần giữ màu xanh cho rừng

Từng là Bí thư Đảng ủy xã Tam Chung, huyện Mường Lát (Thanh Hóa), ông Hà Văn Thại sau khi nghỉ hưu, tiếp tục được người dân tín nhiệm bầu làm Người có uy tín. Với sự mẫn cán, trách nhiệm sẵn có của một đảng viên, ông tích cực tuyên truyền cho bà con dân bản nâng cao ý thức bảo vệ rừng.

Trong các cuộc họp thôn bản, nội dung phát triển rừng luôn được ông khéo léo lồng ghép để nâng cao ý thức cho người dân, tránh việc bà con thiếu hiểu biết, mà phá rừng khi làm nương rẫy. Không những thế, ông còn tích cực vận động, hướng dẫn bà con trong bản trồng, chăm sóc rừng theo đúng kỹ thuật để cây sinh trưởng tốt, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Không chỉ bằng lời nói, mà sự gương mẫu của ông Thại còn thông qua những hành động thiết thực. Ông Thại cho biết, ông cùng với lực lượng kiểm lâm đã nhiều lần không ngại nắng mưa, giá rét đi tuần tra, kịp thời phát hiện, ngăn chặn các đối tượng lợi dụng để phá rừng.

Tại thôn bản, ông kêu gọi người dân tham gia các tổ tự quản, thường xuyên xây dựng kế hoạch cụ thể, rõ ràng phân công thành viên thay nhau tuần tra, gác trực giữ vững an ninh, bảo vệ rừng.

“Rừng không chỉ cho chúng ta bầu không khí trong lành, phòng chống thiên tai, mà còn mang lại lợi ích kinh tế. Thông qua việc tuyên truyền, bà con ngày càng hiểu được giá trị của rừng, nên đã tích cực tham gia bảo vệ và trồng rừng phủ xanh đất trống, đồi trọc”, ông Thại nói.

Nhiều năm qua, cùng với lực lượng kiểm lâm của huyện, ông Thại luôn tích cực tuyên truyền, vận động Nhân dân trong xã tham gia bảo vệ, phát triển rừng. Thông qua các buổi tuyên truyền, 100% số hộ dân tự nguyện ký cam kết tích cực bảo vệ, phát triển rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng.

 Hiện, xã Tam Chung có được hơn 9.580 ha rừng, là nhờ những người như ông Thại, đã góp phần ngăn chặn tình trạng đốt rừng lấy đất làm rẫy, khai thác tài nguyên rừng trái phép trên địa bàn.

Hiện nay, tỉnh Thanh Hóa có 1.289 Người có uy tín trong đồng bào DTTS; trong đó dân tộc Mường 638 người, dân tộc Thái 485 người, dân tộc Kinh 92 người, dân tộc Thổ 31 người, dân tộc Dao 12 người, dân tộc Mông 43 người, dân tộc Kinh 83 người, dân tộc Khơ Mú 2 người và dân tộc Thổ 26 người.

Những Người có uy tín được thôn, bản bình chọn, suy tôn, gắn bó mật thiết với Nhân dân; có vai trò và ảnh hưởng lớn trong công tác vận động đồng bào tham gia xây dựng Đảng, chính quyền, hệ thống chính trị ở địa phương; vận động đồng bào giúp nhau phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo; bài trừ hủ tục lạc hậu; giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa tốt đẹp; hòa giải, giải quyết tốt mọi vướng mắc, phát sinh trong cộng đồng; tạo sự đồng thuận, xây dựng thôn, bản đoàn kết, bình yên, phát triển.

Tin cùng chuyên mục
Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Nhằm thúc đẩy đồng bào các DTTS phát triển toàn diện trên các lĩnh vực đời sống, kinh tế, xã hội, trong nhiều năm qua, việc nâng cao kiến thức, trình độ, năng lực… cho người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi Nghệ An được các cấp, các ngành trong tỉnh rất quan tâm. Đặc biệt, từ khi triển khai Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I: từ năm 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) nội dung này càng được thực hiện bài bản, quyết liệt hơn nhờ nguồn lực đầu tư, hỗ trợ của Chương trình.