Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Dịch COVID-19 trên thế giới ngày 20/2: Số tử vong vẫn tăng, Mỹ duy trì tình trạng khẩn cấp quốc gia

PV - 09:39, 20/02/2022

Tổng thống Mỹ Joe Biden cho biết lệnh tình trạng khẩn cấp quốc gia được ban hành vào tháng 3/2020 do đại dịch COVID-19 sẽ được gia hạn sau ngày 1/3/2022 vì nguy cơ đối với sức khỏe cộng đồng vẫn hiện hữu.

Cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) xem xét cấp phép liều vắc xin COVID-19 thứ 4 của Pfizer-BioNTech và Moderna vào mùa thu - Ảnh: REUTERS
Cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) xem xét cấp phép liều vắc xin COVID-19 thứ 4 của Pfizer-BioNTech và Moderna vào mùa thu - Ảnh: REUTERS

Cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) xem xét cấp phép liều vắc xin COVID-19 thứ 4 của Pfizer-BioNTech và Moderna vào mùa thu. Việc liều vắc xin tăng cường thứ 2 có nên được cấp phép cho nhóm tuổi nào sẽ là vấn đề trọng tâm.

Ngày 19/2, các nguồn tin của tờ Wall Street Journal cho biết FDA đã xem xét dữ liệu để cho phép tiêm liều tăng cường thứ 2 đối với vắc xin của Pfizer-BioNTech và Moderna.

Tháng trước, cơ quan này đã cắt ngắn khoảng cách giữa liều thứ 2 và thứ 3 của cả 2 loại vắc xin trên, nhằm cung cấp khả năng bảo vệ sớm hơn trước biến thể Omicron.

Theo Wall Street Journal, việc lập kế hoạch vẫn đang ở giai đoạn đầu. Việc cấp phép sẽ phụ thuộc vào các quyết định về việc liệu vắc xin tăng cường thứ 2 có nên được cấp phép cho tất cả người lớn hoặc các nhóm tuổi cụ thể hay không.

FDA cũng sẽ cân nhắc liệu liều tiêm này có nên tập trung vào biến thể Omicron hay nên được xây dựng theo nhiều công thức khác nhau, phục vụ các mục tiêu riêng biệt.

Trước đó, FDA đã quyết định hoãn phê duyệt vắc xin Pfizer cho trẻ dưới 5 tuổi vì kết quả cho thấy hai liều đầu tiên đã tiêm cho trẻ không mang lại hiệu quả đối với chủng Omicron.

Dữ liệu đến nay cho thấy vắc xin Pfizer dành cho trẻ em đạt hiệu quả ngừa chủng Delta, nhưng nhiều trẻ đã tiêm chủng vẫn mắc COVID-19 sau khi chủng Omicron xuất hiện.

Ngày 18/2, Tổng thống Mỹ Joe Biden cho biết lệnh tình trạng khẩn cấp quốc gia được ban hành vào tháng 3/2020 do đại dịch COVID-19 sẽ được gia hạn sau ngày 1/3/2022 vì nguy cơ đối với sức khỏe cộng đồng vẫn hiện hữu.

Tổng thống Biden tuyên bố số người tử vong vì COVID-19 tại Mỹ hiện tăng lên hơn 900.000 người, cho thấy chính phủ liên bang cần "toàn lực" ứng phó với đại dịch.

Trong bức thư gửi tới chủ tịch Hạ viện và chủ tịch Thượng viện Mỹ ngày 18/2, ông Biden khẳng định: "Vẫn cần duy trì tình trạng khẩn cấp quốc gia".

Một phụ nữ làm xét nghiệm nhanh COVID-19 ở Sydney, Úc - Ảnh: REUTERS
Một phụ nữ làm xét nghiệm nhanh COVID-19 ở Sydney, Úc - Ảnh: REUTERS

Anh: Dừng biện pháp ngăn ngừa đột ngột có thể đẩy số ca lên cao

Theo trang Euronews, giới khoa học Anh cảnh báo nguy cơ dịch bệnh COVID-19 sẽ gia tăng trở lại nếu như chấm dứt đột ngột các quy định về làm xét nghiệm COVID-19 và cách ly.

Dẫn phân tích của Đại học Warwick, các chuyên gia trong Nhóm khoa học lập mô hình đại dịch cúm của Chính phủ Anh (SPI-M-O) chỉ ra rằng các biện pháp phòng dịch COVID-19 giúp giảm mức độ lây nhiễm từ 20-45%.

Tuy nhiên, nếu các biện pháp này bị rút lại, tỉ lệ lây nhiễm có thể tăng lên từ 25-80%.

Chưa kể, các yếu tố khác như miễn dịch suy giảm và sự xuất hiện của các biến thể mới cũng sẽ góp phần đẩy nhanh lây lan dịch bệnh.

Hiện biến thể BA.2, dòng phụ của biến thể Omicron, đang tăng mạnh ở Anh so với các biến thể khác.

Úc báo cáo 43 ca tử vong trước khi mở biên

Theo Hãng tin Reuters, Úc đã ghi nhận 43 trường hợp tử vong liên quan đến COVID-19 vào ngày 19/2, trong bối cảnh nước này chuẩn bị chào đón khách du lịch quốc tế từ ngày 21/2.

Đây là lần đầu tiên Úc quyết định mở cửa sau gần 2 năm. Quốc gia này đã đóng cửa biên giới vào tháng 3/2020, và dần dần mở cửa trở lại kể từ tháng 11/2021.

Từng là nước đi đầu trong chiến lược "Zero-COVID", quốc gia này đã chuyển sang sống chung với dịch bệnh, chủ yếu nhờ tỉ lệ tiêm chủng cao giúp giảm số ca bệnh nặng hơn và nhập viện.

Ngay cả Tây Úc - tiểu bang giữ các biện pháp kiểm soát biên giới nghiêm ngặt nhất nước này trong gần 700 ngày - đã quyết định sẽ mở cửa trở lại cho những du khách được tiêm 3 liều vắc xin.

Tin cùng chuyên mục
Hiệu quả giảm nghèo trong đồng bào DTTS nhìn từ An Lão

Hiệu quả giảm nghèo trong đồng bào DTTS nhìn từ An Lão

Nhờ sử dụng đạt hiệu quả cao nguồn lực từ các Chương trình mục tiêu quốc gia, đặc biệt là Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719), huyện An Lão (Bình Định) đang có những bước chuyển mình mạnh mẽ trong công tác giảm nghèo.