Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Đi tìm con đường mới cho du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu và vùng Đông Nam Bộ

Lê Vũ - Bảo Trần - 17:30, 09/06/2023

Đây là chủ đề của Hội thảo do Hiệp hội Du lịch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu phối hợp với Báo Tuổi trẻ tổ chức ngày 9/6, nhằm tìm kiếm những giải pháp mới, hiệu quả, thiết thực cho việc phát triển du lịch của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và vùng Đông Nam Bộ.

Hội thảo “Đi tìm con đường mới cho du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu và vùng Đông Nam Bộ” thu hút đông đảo chuyên gia và doanh nghiệp trong lĩnh vực du lịch tham dự
Hội thảo “Đi tìm con đường mới cho du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu và vùng Đông Nam Bộ” thu hút đông đảo chuyên gia và doanh nghiệp trong lĩnh vực du lịch tham dự

Tham dự Hội thảo có ông Nguyễn Trùng Khánh - Tổng Cục trưởng Tổng Cục Du lịch; đại diện lãnh đạo tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu; các chuyên gia du lịch - văn hóa và hơn 100 đại biểu đại diện Hiệp hội Du lịch, cơ quan xúc tiến du lịch, doanh nghiệp lữ hành... đến từ các tỉnh Đông Nam Bộ. 

Theo đó, các tham luận chia sẻ tại Hội thảo đều nhận định Bà Rịa - Vũng Tàu và vùng Đông Nam Bộ là khu vực giàu tài nguyên du lịch. Trong đó, Bà Rịa - Vũng Tàu là tỉnh du lịch biển duy nhất của vùng. Địa danh Cap Saint Jacques quen thuộc với giới thượng lưu trong hơn nửa đầu thế kỷ 20. Các tỉnh trong khu vực có đầy đủ mũi nhọn văn hóa, lịch sử, rừng, sinh thái, mua sắm… Thế nhưng sản phẩm mới, sản phẩm đặc trưng, có chiều sâu chưa nhiều, chưa đáp ứng được nhu cầu đa dạng của du khách.

Tại Hội thảo, các đại biểu đã hiến nhiều kế hay cho du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu và toàn vùng. Với thế mạnh của mình, Bà Rịa - Vũng Tàu cần kết nối khai thác các khu du lịch sinh thái tại các vùng lân cận, các loại hình du lịch trải nghiệm, về nguồn mang tính giáo dục, tạo cảm giác mới mẻ cho du khách; phát triển các dịch vụ phố đi bộ, ẩm thực về đêm, đồng thời xây dựng lại thương hiệu du lịch tỉnh.

Các đại biểu đã hiến nhiều kế hay cho phát triển du lịch vùng Đông Nam Bộ nói chung, Bà Rịa - Vũng Tàu nói riêng
Các đại biểu đã hiến nhiều kế hay cho phát triển du lịch vùng Đông Nam Bộ nói chung, Bà Rịa - Vũng Tàu nói riêng

Bên cạnh đó, mỗi địa phương trong khu vực cần có những sản phẩm du lịch đặc sắc bổ sung cho nhau nhằm tạo ra chuỗi giá trị trong liên kết du lịch, đáp ứng tối đa nhu cầu của du khách. Tăng cường quảng bá du lịch vùng và đặc thù của từng nơi, thay vì quảng bá du lịch riêng của từng địa phương. Thống nhất chung chính sách với các địa phương trong khuyến khích, ưu đãi doanh nghiệp đầu tư du lịch, du lịch lữ hành theo chuỗi liên tỉnh...

Hợp tác, liên kết phát triển kinh tế du lịch vùng, khu vực không những đem lại lợi ích phát triển du lịch cho mỗi địa phương, mà còn hỗ trợ, bổ sung sản phẩm du lịch cho nhau, tạo ra các chuỗi sản phẩm, dịch vụ hoàn chỉnh. Thông qua hợp tác, liên kết các địa phương trong vùng, khu vực cùng trao đổi, hỗ trợ đào tạo phát triển nguồn nhân lực, tạo ra những sản phẩm du lịch chất lượng cao, mang tính đặc thù, tạo hình ảnh và thương hiệu chung của cả vùng, khu vực.

Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.