Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

"Hành lang xanh" cho du lịch nội địa

PV - 10:57, 06/10/2021

Hai tuần qua, một số địa phương cơ bản kiểm soát được dịch Covid-19, đã bắt đầu nối lại các hoạt động du lịch nội tỉnh, thành phố. Song muốn khôi phục du lịch nội địa, rõ ràng không thể chỉ trông chờ vào du lịch nội tỉnh, thành phố, nhất là khi người dân trên địa bàn đã quá quen thuộc với sản phẩm, tài nguyên du lịch địa phương.

Ruộng bậc thang mùa lúa chín ở huyện Bát Xát, Lào Cai (Ảnh: Quốc Hồng)
Ruộng bậc thang mùa lúa chín ở huyện Bát Xát, Lào Cai (Ảnh: Quốc Hồng)

Trong bối cảnh công cuộc chống dịch được xác định là phức tạp và có thể còn kéo dài, để thu hút du khách, cần thiết phải liên kết được các điểm đến xanh giữa các tỉnh, thành phố nhằm tạo ra sản phẩm du lịch vừa hấp dẫn, vừa an toàn.

Làm thế nào để di chuyển, kết nối thông suốt các vùng xanh liên tỉnh đang là vấn đề gây nhiều trăn trở cho các doanh nghiệp lữ hành trong quá trình triển khai Chương trình "Khôi phục du lịch nội địa toàn quốc" được Hiệp hội Du lịch Việt Nam phát động mới đây.

Trong tâm thế sẵn sàng, nhiều doanh nghiệp đã chủ động xây dựng những tour, tuyến mới theo hình thức trọn gói, khép kín bảo đảm an toàn phòng, chống dịch. Điểm đến xanh, dịch vụ xanh, sản phẩm xanh và cả du khách xanh (người được cấp Thẻ xanh Covid) đã có, chỉ còn chờ "hành lang xanh" (một cách gọi khác là con đường xanh hay luồng xanh) để vận hành.

Hiện, mỗi tỉnh, thành phố đều có những quy định riêng về phòng, chống dịch dựa trên tình hình cụ thể của địa phương, cùng với đó là những chính sách khác nhau về việc cách ly áp dụng cho các đối tượng di chuyển đến địa bàn, nếu không có sự hợp tác, thống nhất, phối hợp chặt chẽ giữa các địa phương để tạo "hành lang xanh" cho du lịch liên tỉnh, sẽ rất khó để du lịch nội địa hoạt động trở lại.

Đơn cử, muốn kết nối giữa các "vùng xanh" nhiều khi phải di chuyển qua "vùng đỏ", lúc này phải có chính sách hỗ trợ của địa phương ở "vùng đỏ" mới có thể bảo đảm về tuyến du lịch không dừng. Trên thực tế, các vùng đỏ, xanh, vàng cũng chỉ mang tính tương đối, hoàn toàn có thể thay đổi theo tình hình thực tế cho nên sự phối hợp cần chặt chẽ, nhịp nhàng nhưng phải linh hoạt. Lúc này, cách hiểu về "vùng xanh" cũng cần được thống nhất. Không nhất thiết cả tỉnh, thành phố đó đều là vùng xanh mới mở cửa du lịch. Nếu xác định được những quận, huyện, xã, phường, khu tham quan… có khả năng đón khách an toàn thì đều có thể kết nối với các điểm đến xanh khác, miễn là bảo đảm chu trình khép kín. Vùng xanh ở phạm vi càng nhỏ, càng có tính thích ứng cao cho du lịch trong bối cảnh bình thường mới.

Theo các chuyên gia, để du lịch có thể hoạt động thông suốt, thích ứng an toàn trong tình hình mới, bên cạnh việc thống nhất các tiêu chí về du lịch an toàn, cần đặc biệt chú ý giải quyết những rào cản về mặt di chuyển trong kết nối các điểm đến xanh. Điều này đòi hỏi phải có sự vào cuộc, phối hợp chặt chẽ của các bộ, ngành liên quan và chính quyền địa phương các tỉnh, thành phố để có sự thống nhất trong chỉ đạo, đưa ra các quy định, hướng dẫn cụ thể về việc kết nối, tạo "hành lang xanh" cho các doanh nghiệp triển khai tour, tuyến thuận lợi, bảo đảm an toàn.

Cần sự kiểm soát chặt chẽ cùng các điều kiện để kích hoạt trở lại du lịch nội địa. Một mình ngành du lịch chuyển động mà không có sự hưởng ứng, vào cuộc của vận tải hàng không, đường bộ, đường sắt, đường thủy, thì sẽ là khập khiễng.

Liên kết tỉnh, liên kết vùng lại đòi hỏi sự chia sẻ, hợp tác của các địa phương. Tất cả các bên tham gia vào chuỗi cung ứng du lịch, như: lữ hành, lưu trú, điểm đến, ăn uống, vui chơi… đều phải tuân thủ các điều kiện, tiêu chí an toàn phòng, chống dịch.

Doanh nghiệp du lịch có trách nhiệm kiểm soát các chương trình du lịch, kiểm soát các đoàn khách; làm cho khách yên tâm, giải tỏa tâm lý e ngại dịch bệnh của du khách, tạo thói quen du lịch an toàn. Các cơ quan quản lý tại địa phương sẽ cấp phép và giám sát để bảo đảm an toàn và chất lượng dịch vụ của các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn. Đây cũng là chiến lược mà TP. Hồ Chí Minh đang áp dụng để có thể đa dạng hóa sản phẩm du lịch mà vẫn bảo đảm an toàn, với phương châm địa phương kiểm soát dịch có "vùng xanh" tới đâu sẽ liên kết tổ chức tour đến đó.

Một vấn đề nữa là hiện nay, một số nơi đã kiểm soát được dịch bệnh khá tốt nhưng vẫn còn dè dặt trong việc mở cửa trở lại du lịch vì tốc độ tiêm vắc-xin cho người dân còn chậm. Do đó, muốn đẩy nhanh tốc độ phục hồi du lịch nội địa, còn cần ưu tiên giải quyết phủ vắc-xin ở những khu du lịch trọng điểm.

Chỉ khi đáp ứng được các điều kiện cần và đủ để hình thành môi trường thuận lợi, du lịch nội địa mới có thể hoạt động an toàn, từng bước thoát khỏi khó khăn, góp phần khôi phục và phát triển kinh tế xã hội trong điều kiện thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19./.

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.