Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Đèn nước và ghe Cà Hâu khoe sắc trên dòng sông Maspéro

Tào Đạt - 06:54, 13/11/2024

Tối 12/11, tại sông Maspéro (Sóc Trăng) đã diễn ra hoạt động trình diễn thả đèn nước (Lôi Protip) và ghe Cà Hâu, với sự tham gia của đại diện các chùa của các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh Sóc Trăng. 20 chiếc đèn nước và 4 ghe Cà Hâu đồng loạt phát sáng đã khiến cho cả đoạn sông trở nên lung linh sắc màu. Đây là một trong những hoạt động của Lễ hội Oóc Om Bóc - Đua ghe Ngo Sóc Trăng, khu vực Đồng bằng sông Cửu Long lần thứ VI và Tuần Văn hóa, Thể thao và Du lịch Sóc Trăng lần thứ I, năm 2024.

Trong chuỗi hoạt động Lễ hội Óoc Om Bóc - Đua ghe Ngo Sóc Trăng, Khu vực đồng bằng sông Cửu Long lần thứ VI và Tuần Văn hóa, Thể thao và Du lịch Sóc Trăng lần thứ I, năm 2024, từ ngày 12-14/11, trên sông Maspéro - đoạn giữa cầu C247 (cầu Quay) và cầu 30/4 (cầu Cao) diễn ra Chương trình trình diễn Lôi Protip và ghe Cà Hâu.
Trong chuỗi hoạt động Lễ hội Óoc Om Bóc - Đua ghe Ngo Sóc Trăng, khu vực Đồng bằng sông Cửu Long lần thứ VI và Tuần Văn hóa, Thể thao và Du lịch Sóc Trăng lần thứ I, năm 2024, từ ngày 12 - 14/11, trên sông Maspéro - đoạn giữa cầu C247 (cầu Quay) và cầu 30/4 (cầu Cao) diễn ra Chương trình trình diễn Lôi Protip và ghe Cà Hâu
Trong khung cảnh trời đêm, dòng sông lấp lánh sắc màu của những chiếc đèn nước đầy tính nghệ thuật. Chương trình đã để lại ấn tượng khó quên trong lòng du khách đến với Sóc Trăng.
Trong khung cảnh trời đêm, dòng sông lấp lánh sắc màu của những chiếc đèn nước đầy tính nghệ thuật. Chương trình đã để lại ấn tượng khó quên trong lòng du khách đến với Sóc Trăng
Chị Lý Thị Chanh (44 tuổi, trú tại xã An Hiệp, huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng) chia sẻ: Là dân tộc Khmer nên mỗi năm khi đến Lễ Oóc Om Bóc đều đến xem trình diễn thả đèn nước. Hoạt động này không chỉ giúp bản thân hiểu thêm về văn hóa dân tộc, mà còn là dịp giới thiệu đến bạn bè trong và ngoài tỉnh
Chị Lý Thị Chanh (44 tuổi, trú tại xã An Hiệp, huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng) chia sẻ: Là dân tộc Khmer nên mỗi năm khi đến Lễ Oóc Om Bóc đều đến xem trình diễn thả đèn nước. Hoạt động này không chỉ giúp bản thân hiểu thêm về văn hóa dân tộc, mà còn là dịp giới thiệu đến bạn bè trong và ngoài tỉnh
Trên dòng sông Maspéro, ngoài những chiếc đèn mang dáng dấp của những ngôi chùa tại địa phương được thiết kế công phu sáng tạo, cách điệu, hài hòa với không gian sông nước lung linh còn có những chiếc ghe Cà Hâu được phục dựng sinh động, đẹp mắt.
Trên dòng sông Maspéro, ngoài những chiếc đèn mang dáng dấp của những ngôi chùa tại địa phương được thiết kế công phu sáng tạo, cách điệu, hài hòa với không gian sông nước lung linh còn có những chiếc ghe Cà Hâu được phục dựng sinh động, đẹp mắt
Ông Sơn Pô, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Sóc Trăng cho biết: Trình diễn thả đèn nước (Lôi Protip) và ghe Cà Hâu được triển khai từ kế hoạch thực hiện Dự án 6 về Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS gắn với phát triển du lịch, thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025
Ông Sơn Pô - Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Sóc Trăng cho biết: Trình diễn thả đèn nước (Lôi Protip) và ghe Cà Hâu được triển khai từ kế hoạch thực hiện Dự án 6 về Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS gắn với phát triển du lịch, thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025
Trình diễn thả đèn nước (Lôi Protip) và ghe Cà Hâu là một điểm nhấn về những sắc màu văn hóa - du lịch của Sóc Trăng để thu hút du khách, góp phần cho không khí Lễ hội Oóc Om Bóc náo nhiệt, tạo nên sự đa dạng của văn hóa Sóc Trăng nói riêng, vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Trình diễn thả đèn nước (Lôi Protip) và ghe Cà Hâu là một điểm nhấn về những sắc màu văn hóa - du lịch của Sóc Trăng để thu hút du khách, góp phần cho không khí Lễ hội Oóc Om Bóc náo nhiệt, tạo nên sự đa dạng của văn hóa Sóc Trăng nói riêng, vùng Đồng bằng sông Cửu Long nói chung
Theo quan niệm của người Khmer, nghi lễ Lôi Protip (Thả đèn nước) trong Lễ hội Óoc Om Bóc mang đậm tín ngưỡng của cư dân nông nghiệp và sắc màu tôn giáo. Nhưng thực chất đó chính là hình thức mà người Khmer muốn bày tỏ lòng tri ân của mình đối với thiên nhiên, cầu xin sự tha thứ của các vị Thần về những hành động của con người đã làm tổn hại đến đất và nước, đến môi trường xung quanh.
Theo quan niệm của người Khmer, nghi lễ Lôi Protip (Thả đèn nước) trong Lễ hội Oóc Om Bóc mang đậm tín ngưỡng của cư dân nông nghiệp và sắc màu tôn giáo. Nhưng thực chất đó chính là hình thức mà người Khmer muốn bày tỏ lòng tri ân của mình đối với thiên nhiên, cầu xin sự tha thứ của các vị Thần về những hành động của con người đã làm tổn hại đến đất và nước, đến môi trường xung quanh
Đèn nước được mô phỏng theo giống kiến trúc của những ngôi chánh điện hoặc ngọn tháp với phần khung được làm bằng gỗ hoặc kim loại để tạo sự vững chãi; phần thân, mái ngói, chóp của thuyền được tạo hình bằng giấy bìa cứng; bên ngoài được trang trí với hoa, đèn và nhang, bên trong bày vật cúng tế.
Đèn nước được mô phỏng giống kiến trúc của những ngôi chánh điện hoặc ngọn tháp với phần khung được làm bằng gỗ hoặc kim loại để tạo sự vững chãi; phần thân, mái ngói, chóp của thuyền được tạo hình bằng giấy bìa cứng; bên ngoài được trang trí với hoa, đèn và nhang, bên trong bày vật cúng tế
Ghe Cà Hâu được hiểu là ghe hầu, loại thuyền độc mộc dành cho Thượng tọa, Đại đức, người có uy tín ngồi, chỉ đạo các đội thi đấu trong các cuộc đua ghe Ngo. Ngoài ra, ghe Cà Hâu còn dùng để chuyên chở lương thực, nước uống, dàn nhạc... phục vụ, tiếp hậu cần cho đội ghe Ngo trong những cuộc đua, đường đua.
Ghe Cà Hâu được hiểu là ghe hầu, loại thuyền độc mộc dành cho Thượng tọa, Đại đức, Người có uy tín ngồi, chỉ đạo các đội thi đấu trong các cuộc đua ghe Ngo. Ngoài ra, ghe Cà Hâu còn dùng để chuyên chở lương thực, nước uống, dàn nhạc... phục vụ, tiếp hậu cần cho đội ghe Ngo trong những cuộc đua, đường đua
Hiện nay, ghe Cà Hâu không còn được dùng trong các dịp đua ghe Ngo của đồng bào Khmer như trước nhưng với ý thức, trách nhiệm trong việc bảo tồn những vật dụng sinh hoạt, có giá trị văn hóa độc đáo trong đời sống tinh thần của đồng bào, một số ghe Cà Hâu cổ thiết kế, trang trí kỳ công, vẫn đang được các chùa Khmer ở Sóc Trăng đưa vào bảo quản, trưng bày.
Hiện nay, ghe Cà Hâu không còn được dùng trong các dịp đua ghe Ngo của đồng bào Khmer như trước. Nhưng với ý thức, trách nhiệm trong việc bảo tồn những vật dụng sinh hoạt, có giá trị văn hóa độc đáo trong đời sống tinh thần của đồng bào, một số ghe Cà Hâu cổ thiết kế, trang trí kỳ công, vẫn đang được các chùa Khmer ở Sóc Trăng đưa vào bảo quản, trưng bày
Buổi trình diễn thu hút đông đảo người dân tới xem
Buổi trình diễn thu hút đông đảo người dân tới xem
Tin cùng chuyên mục
Quảng Nam: Phát huy vai trò của Người có uy tín, già làng trong công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật ở vùng đồng bào DTTS

Quảng Nam: Phát huy vai trò của Người có uy tín, già làng trong công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật ở vùng đồng bào DTTS

Không chỉ là tấm gương mẫu mực trong làm kinh tế giỏi, là cầu nối giữa Đảng, Nhà nước với Nhân dân, trong thời gian qua, lực lượng già làng, trưởng thôn, Người có uy tín ở Quảng Nam đã góp phần không nhỏ trong việc đẩy lùi các hủ tục, tệ nạn, tình trạng tảo hôn ở vùng đồng bào DTTS và miền núi. Nhờ đó, nhận thức của người dân ngày càng được nâng lên, thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào DTTS và miền của tỉnh.