Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Đến cuối năm 2022 trên 90% người dân có hồ sơ sức khỏe điện tử

Cát Tường (t/h) - 09:30, 17/03/2022

Mục tiêu đến hết năm 2022 sẽ có trên 90% người dân Việt Nam có hồ sơ sức khỏe điện tử được sử dụng trong hoạt động khám chữa bệnh và theo dõi sức khỏe người dân, từng bước thay thế y bạ giấy.

Đến cuối năm 2022 trên 90% người dân có hồ sơ sức khỏe điện tử
Đến cuối năm 2022 trên 90% người dân có hồ sơ sức khỏe điện tử

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số vừa ký Quyết định số 27/QĐ-UBQGCĐS ban hành Kế hoạch hoạt động của Ủy ban này năm 2022.

Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số tập trung chỉ đạo, điều phối các bộ, ngành, địa phương đẩy mạnh chuyển đổi số, phát triển chính phủ số, kinh tế số và xã hội số, ưu tiên nguồn lực để đạt được các chỉ tiêu quan trọng thuộc các chương trình, chiến lược của Quốc gia về chuyển đổi số, phát triển chính phủ số, kinh tế số và xã hội số.

Trong đó, về nhiệm vụ trọng tâm phân công các thành viên Ủy ban Quốc gia trực tiếp chỉ đạo, Bộ trưởng Bộ Công an chủ trì chỉ đạo, Bộ Thông tin và Truyền thông và các địa phương phối hợp xây dựng Hệ thống định danh và xác thực điện tử trên nền tảng cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, cơ sở dữ liệu căn cước công dân. Mục tiêu đến hết năm 2022 sẽ có từ 15 - 20% người dân sử dụng ứng dụng định danh điện tử.

Bộ trưởng Bộ Y tế chủ trì chỉ đạo, Bộ Thông tin và Truyền thông và các địa phương phối hợp thúc đẩy triển khai hồ sơ sức khỏe điện tử cho người dân. Mục tiêu đến hết năm 2022 sẽ có trên 90% người dân Việt Nam có hồ sơ sức khỏe điện tử, được sử dụng trong hoạt động khám chữa bệnh và theo dõi sức khỏe người dân, từng bước thay thế y bạ giấy.

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì chỉ đạo, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp thúc đẩy phát triển và sử dụng nền tảng dạy học trực tuyến, nền tảng đại học số và kho tài nguyên giáo dục số quốc gia. Phổ cập và duy trì tỷ lệ dạy học trực tuyến nhất định ngay cả khi dịch COVID-19 kết thúc. Xây dựng Đề án thí điểm triển khai 5 trường tham gia mô hình giáo dục đại học số trong đào tạo nhân lực công nghệ số.

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, Bộ Thông tin và Truyền thông và các địa phương phối hợp thúc đẩy chuyển đổi số doanh nghiệp nhỏ và vừa. Mục tiêu đến hết năm 2022 đạt tối thiểu 150.000 doanh nghiệp nhỏ và vừa được sử dụng tài liệu hướng dẫn, công cụ tự đánh giá mức độ sẵn sàng chuyển đổi số, hỗ trợ đào tạo, tư vấn, thuê, mua các giải pháp chuyển đổi số.

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bô Y tế và các bộ, ngành, địa phương phối hợp thúc đẩy triển khai thanh toán số, thanh toán không dùng tiền mặt. Mục tiêu đến hết năm 2022 tỷ trọng thanh toán học phí, viện phí không dùng tiền mặt đạt tối thiểu 50%.

Ban Chỉ đạo chuyển đổi số của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ điều phối, chỉ đạo triển khai, hoàn thành các mục tiêu của Kế hoạch; tổ chức, điều phối phát triển các nền tảng số quốc gia thuộc ngành, lĩnh vực quản lý; trong quý I/2022 ban hành Kế hoạch hoạt động năm 2022 của Ban Chỉ đạo chuyển đổi số bộ, ngành mình, trong đó cụ thể hóa kế hoạch thực hiện một nhiệm vụ trọng tâm thuộc diện Ủy ban Quốc gia chuyển đổi số theo dõi, đôn đốc.

Kế hoạch cũng nêu rõ nhiệm vụ trọng tâm phân công Ban Chỉ đạo chuyển đổi số các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tập trung chỉ đạo.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Ủy viên Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Ban Chỉ đạo chuyển đổi số của các bộ, ngành, địa phương chịu trách nhiệm chỉ đạo triển khai các nhiệm vụ được giao, chỉ đạo xây dụng kế hoạch hành động cụ thể để thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm chi tiết theo từng tháng. Tổ công tác giúp việc Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số theo dõi, đôn đốc và chịu trách nhiệm điều phối trong việc bảo đảm thực hiện Kế hoạch này./.

Tin cùng chuyên mục
Chương trình MTQG 1719 góp phần giữ vững, nâng chất tiêu chí NTM ở vùng biên giới biển tỉnh Sóc Trăng

Chương trình MTQG 1719 góp phần giữ vững, nâng chất tiêu chí NTM ở vùng biên giới biển tỉnh Sóc Trăng

Thị xã Vĩnh Châu nằm ở khu vực ven biển tỉnh Sóc Trăng, có đông đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) sinh sống (chiếm hơn 70% dân số), trong đó dân tộc Khmer chiếm trên 53%. Những năm qua, triển khai thực hiện hiệu quả các dự án, nội dung Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719), diện mạo vùng nông thôn của thị xã đã đổi thay đáng kể, cuộc sống của đồng bào đã ấm no và đang ngày càng khởi sắc. Bên cạnh đó, nguồn lực đầu tư, hỗ trợ lồng ghép từ Chương trình góp phần giữ vững và nâng chất các tiêu chí nông thôn mới.