Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Chương trình MTQG phát triển Kinh tế - Xã hội
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
giai đoạn 2021-2030

Dạy và học trực tuyến: Cô, trò đều có thể trở thành những nạn nhân của kẻ xấu

Hồng Phúc - 15:14, 29/09/2021

Để bảo đảm an toàn phòng, chống dịch Covid-19, thay vì đến trường, học sinh tại các địa phương thực hiện giãn cách xã hội chuyển sang hình thức học trực tuyến tại nhà. Thế nhưng, ở nơi tưởng chừng như an toàn nhất lại đang tiềm ẩn nhiều rủi ro gây thương tích cho trẻ, nếu người lớn lơ là, bất cẩn.

 Hiện trường xảy ra vụ việc học sinh lớp 4 bị điện giật khi đang học trực tuyến. (Ảnh: Người dân cung cấp)
Hiện trường xảy ra vụ việc học sinh lớp 4 bị điện giật khi đang học trực tuyến. (Ảnh: Người dân cung cấp)

Những tai nạn, sự cố luôn tiềm ẩn

Ngày 10/9, tại Hà Nội, sau khi kết nối cho con trai 10 tuổi học Online, người bố đi ra ngoài thì bé dùng que ngoáy tai bằng sắt, chọc vào đầu dây nguồn của máy tính xách tay rồi cầm cắm vào ổ điện và bị điện giật tử vong. Tai nạn thương tâm này cảnh báo cho phụ huynh và các thầy cô về việc bảo đảm an toàn khi học Online của con trẻ tại nhà.

Trên các nhóm mạng xã hội, nhiều học sinh và giáo viên bức xúc chia sẻ việc, có nhiều kẻ lạ thường xuyên quấy rối các lớp học Online bằng cách chửi bới tục tĩu, phát clip sex, vẽ bậy bài giảng... Thậm chí, nhiều nick name còn cho ID và mật khẩu lớp học một cách công khai để thuê, hoặc nhờ người vào tạo tên những thành viên trong lớp nhằm điểm danh hộ và trốn học.

Đây không phải trường hợp cá biệt, thầy trò ở bất cứ địa phương nào, cũng có thể trở thành những nạn nhân của những vấn nạn này, khi học sinh vẫn chưa thể tới trường học.

Bị phá rối trong giờ học không chỉ ảnh hưởng đến bài giảng, sự tập trung của thầy và trò, tiến độ của môn học, mà ảnh hưởng tâm lý nghiêm trọng tới cả giáo viên lẫn học sinh, khi luôn trong trạng thái tâm lý nơm nớp lo sợ. Bởi lẽ, việc học Online vốn đã hạn chế rất nhiều sự tương tác giữa thầy và trò, nay lại còn bị xen giữa bởi những nội dung xấu độc. Ở đây, học sinh và cả giáo viên đều là nạn nhân, nên cần phải trang bị những kỹ năng phòng, tránh các nguy cơ, tình huống, tác hại có thể xảy ra đối với mình trong dạy, học trực tuyến.

Bên cạnh đó, xuất phát từ nhu cầu cần bổ trợ kiến thức cho con ngoài giờ học Online ở lớp, nhiều trung tâm dạy thêm liên tục điện thoại chào mời phụ huynh với các khóa học thêm Online môn toán, văn, sinh, lý, hóa, tiếng Anh... Không ít người đã bị những trung tâm “ma” lừa đảo, khi chất lượng học tập khác hẳn quảng cáo, không phải là các thầy cô trường này trường kia dạy như cam kết, khi học kết nối mạng bị rớt mạng, gián đoạn liên tục.

Học trực tuyến không chỉ tiềm ẩn các nguy cơ tai nạn thương tích, thông tin xấu độc, kẻ xấu trà trộn vào lớp học… mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe, tâm lý, bệnh lý học sinh nếu thời gian học kéo dài.

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) cho biết, tính đến 18 giờ ngày 19/9, có 25 địa phương tổ chức dạy học trực tiếp cho 100% học sinh. Khi giãn cách kéo dài, học sinh hầu hết ở nhà, giờ học thì đối diện với máy tính, điện thoại; không giao tiếp, không trải nghiệm, không có bất cứ hoạt động tập thể nào, nên điều đáng lo nhất không phải là thiếu kiến thức, mà là sức khỏe, tâm lý cho con trẻ.

Theo thống kê từ Bệnh viện Tâm thần Trung ương tháng 6/2021, trong số những người có biểu hiện tâm lý bất bình thường đến khám, tư vấn thời gian qua thì có đến 30% là học sinh, sinh viên. Những biểu hiện trầm cảm, khủng hoảng tâm lý, rối loạn hành vi ở lứa tuổi học sinh thời Covid-19 đang ngày càng phổ biến. Nhưng các bậc phụ huynh hầu như chưa có kiến thức về điều này, thường lơ là, xem nhẹ các biểu hiện bệnh.

Một lớp học trực tuyến bị kẻ xấu phá rối lúc đang học
Một lớp học trực tuyến bị kẻ xấu phá rối lúc đang học

Đừng để con cô đơn khi học trực tuyến

Trong bối cảnh dạy học Online, không có kênh nào để tiếp cận trẻ em tốt hơn giáo viên. Vì thế, Bộ GD&ĐT cần trang bị cho giáo viên kỹ năng để họ vừa là người truyền đạt kiến thức, tư vấn tâm lý và hướng dẫn, kiểm tra học sinh về độ an toàn của các thiết bị dạy học, cũng như những phương pháp xử lý khi có sự cố xảy ra.

Theo ông Hà Duy Bình, Giám đốc Công ty Cổ phần Mạng trực tuyến Việt Sin (VsionGlobal), chuyên gia nghiên cứu công nghệ giáo dục cho rằng: Để hạn chế các đối tượng xấu có nhiều hành vi quấy rối, tấn công mạng gây mất an toàn cho học sinh và lo lắng của phụ huynh, thì Sở GD&ĐT nên có thông báo hướng dẫn, cách cài đặt phần mềm quét virus.

Đồng thời, hướng dẫn học sinh, phụ huynh học sinh không tải các phần mềm không đáng tin cậy, không trả lời Email hoặc nhấp chuột vào các đường link không rõ nguồn gốc, cài đặt phần mềm theo dõi và giám sát trẻ truy cập Internet.

Đặc biệt, cha mẹ học sinh nên chọn lọc các nội dung học trực tuyến chính thống từ Sở GD&ĐT công bố trên website, chứ không nên tùy tiện cho con học các lớp học thêm vì lo lắng con bị thiếu kiến thức.

Việc học Online đòi hỏi nhiều ở các em sự tự giác, sự kỷ luật, hay động lực học tập. Đây là những điều mà trước đó nhiều trẻ chưa hoàn thiện, nhưng các nguyên tắc của lớp học và giáo viên đã giúp trẻ xây dựng kỷ luật tốt hơn, thì nay, việc học một mình khiến mọi thứ thay đổi. Vì thế, nói học trực tuyến dễ dàng với các con là không đúng, nó đang gây trở ngại lớn về tâm lý, hành vi của con trẻ khi tất cả việc học chỉ được diễn ra qua màn hình.

Thế nên, thầy cô giáo và cha mẹ phải đồng hành cùng với con, không thể để con cô đơn. Cần phải chú ý khi trẻ có những khác lạ về tâm lý và sinh hoạt, như: Thay đổi tâm trạng rõ rệt, thường xuyên, khó quản lý cảm xúc hơn trước đây. Ngoài ra, các con cần hoạt động khác, vui chơi, sự tương tác để mang lại tinh thần tốt hơn. Có thể thấy, để việc học trực tuyến của trẻ hiệu quả, an toàn, phải cần sự chung tay từ nhiều phía.

Tin cùng chuyên mục
Phổ cập xóa mù chữ: Cách làm hay ở Lạng Sơn

Phổ cập xóa mù chữ: Cách làm hay ở Lạng Sơn

Không chỉ được tăng cường khả năng sử dụng tiếng Việt, kỹ năng tính toán, mà các học viên còn được tham dự Ngày hội giao lưu Toán, Tiếng Việt để vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn… Đây là cách làm sáng tạo trong công tác xóa mù chữ đã và đang lan tỏa, góp phần nâng cao chất lượng công tác xóa mù chữ cho đồng bào DTTS vùng sâu, vùng xa, biên giới Lạng Sơn.