Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Đẩy nhanh tiến độ xây dựng chính quyền điện tử

Trọng Bảo - 16:46, 10/01/2020

Là tỉnh vùng cao biên giới, thời gian qua, Lào Cai đặc biệt quan tâm đến việc triển khai xây dựng chính quyền điện tử với mục tiêu phát triển đồng bộ, tập trung, kết nối liên thông và tương tác, bảo đảm an toàn thông tin, lấy sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp làm trung tâm phục vụ.

Xây dựng cơ sở hạ tầng CNTT được tỉnh Lào Cai lựa chọn là một trong những lĩnh vực trọng tâm
Xây dựng cơ sở hạ tầng CNTT được tỉnh Lào Cai lựa chọn là một trong những lĩnh vực trọng tâm

Theo ông Vương Trinh Quốc, Giám đốc Sở Thông tin Truyền thông tỉnh Lào Cai, là tỉnh miền núi còn nhiều khó khăn nhưng nhờ đầu tư có trọng điểm, nên Lào Cai đã có hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin (CNTT) hiện đại, đồng bộ từ cấp tỉnh đến cấp huyện, xã. Ứng dụng CNTT phục vụ quản lý, chỉ đạo, điều hành, cải cách hành chính được triển khai sâu rộng với việc sử dụng đồng bộ 3 phần mềm dùng chung, liên thông cả 3 cấp và kết nối với Chính phủ. 

Đến thời điểm này, hệ thống phần mềm quản lý văn bản triển khai đến 100% sở, ban, ngành cấp tỉnh, cấp huyện, UBND cấp xã, được tích hợp với chữ ký số của Ban Cơ yếu Chính phủ; hệ thống cổng thông tin điện tử với 1 cổng chính, 47 cổng thành viên; phần mềm dịch vụ hành chính công trực tuyến tích hợp một cửa liên thông điện tử sử dụng cho các sở, ban, ngành, 9/9 huyện, thành phố và 164/164 UBND xã, phường, thị trấn; kết nối công khai tiến độ tiếp nhận, giải quyết hồ sơ trên Cổng thông tin điện tử của Chính phủ.

Hệ thống giám sát, đánh giá, đo lường sự hài lòng của người dân đặt tại 100% bộ phận một cửa các cấp, các ngành. Hệ thống hội nghị truyền hình trực tuyến được đầu tư đến cấp xã; 100% cơ quan, đơn vị sử dụng hộp thư điện tử công vụ, sử dụng chữ ký số trong giao dịch văn bản điện tử. 

Theo thống kê, toàn tỉnh Lào Cai hiện có 292 đơn vị sử dụng gửi, nhận văn bản trên trục liên thông văn bản quốc gia với tổng số 7.273 tài khoản đang dùng. Đặc biệt, Kho bạc Nhà nước tỉnh đã thực hiện chữ ký số cho các chủ tài khoản sử dụng ngân sách trên địa bàn tỉnh. Theo đánh giá của Ban Cơ yếu Chính phủ, Lào Cai là một trong những địa phương có tỷ lệ văn bản điện tử áp dụng chữ ký số trên tổng số văn bản điện tử trao đổi trên môi trường mạng đạt ở mức cao. 

Cũng theo ông Vương Trinh Quốc, việc phát triển chính quyền điện tử trên địa bàn tỉnh Lào Cai còn được gắn kết với triển khai đô thị thông minh. Trong đó, ưu tiên phát triển 5 lĩnh vực, gồm: Du lịch, giáo dục, y tế, giao thông, môi trường và cảnh báo thiên tai. 

Tháng 4/2018, tỉnh Lào Cai đã đưa vào hoạt động trang thông tin của UBND tỉnh trên mạng xã hội Facebook. Tháng 8/2019, chính thức triển khai mô hình Chính quyền thông minh trên Zalo, với tên gọi “Cổng hành chính công Lào Cai” để cung cấp dịch vụ hành chính công, văn phòng điện tử, hệ thống tương tác giữa người dân với cơ quan nhà nước, tra cứu và cung cấp thông tin miễn phí đến người dân.

Lào Cai phấn đấu đến năm 2025 trở thành tỉnh phát triển toàn diện của vùng miền núi phía Bắc, đến năm 2030 là tỉnh phát triển khá, đứng trong nhóm 15 tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước. Để hiện thực hóa mục tiêu này, việc xây dựng chính quyền điện tử, đô thị thông minh được xác định là một trong những khâu trọng tâm, đột phá. 

Thời gian tới, tỉnh Lào Cai sẽ tiếp tục đầu tư phát triển hạ tầng CNTT và truyền thông, xây dựng nền tảng dữ liệu, ứng dụng CNTT, chuyển đổi số phục vụ hoạt động trong toàn hệ thống chính trị và xã hội.  

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.