Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Dạy nghề dệt thổ cẩm cho hội viên phụ nữ làm du lịch

Lữ Phú - 07:57, 28/11/2024

Vừa qua, tại xã biên giới Mỹ Lý, Hội Nông dân huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) phối hợp với cấp ủy Đảng, chính quyền xã tổ chức khai giảng lớp dạy nghề dệt thổ cẩm truyền thống cho hội viên nông dân đồng bào dân tộc Thái bản Yên Hòa.

Lớp dạy nghề dệt thổ cẩm truyền thống cho 30 hội viên nông dân làm du lịch ở bản Yên Hòa, xã Mỹ Lý.
Lớp dạy nghề dệt thổ cẩm truyền thống cho 30 hội viên nông dân làm du lịch ở bản Yên Hòa, xã Mỹ Lý.

Trong thời gian 3 tháng học nghề, các nghệ nhân truyền dạy sẽ giúp các chị em thực hành dệt dệt những sản phẩm dễ tiêu thụ như khăn choàng cổ, dệt vải khổ rộng, áo nam, áo nữ, váy phụ nữ, túi đeo vai truyền thống, bao đựng điện thoại di động, ví... Sau thời gian học nghề, chị em phụ nữ Thái bản Yên Hòa sẽ vận dụng những kiến thức đã học để sáng tạo ra các sản phẩm thổ cẩm phù hợp với nhu cầu và thị hiếu người tiêu dùng, khách du lịch.

 Các hội viên phụ nữ tham gia học nghề dệt thổ cẩm chụp ảnh cùng cán bộ Hội Nông dân huyện Kỳ Sơn.
Các hội viên phụ nữ tham gia học nghề dệt thổ cẩm chụp ảnh cùng cán bộ Hội Nông dân huyện Kỳ Sơn.

Bản Yên Hòa là một trong những bản văn hóa tiêu biểu của xã biên giới Mỹ Lý. Bản có truyền thống dệt thổ cẩm khá lâu đời. Để phát triển sản phẩm thổ cẩm thành hàng hóa, đáp ứng nhu cầu của thị trường, nhất là thu hút khách du lịch đến tham quan, lưu trú và tiêu thụ các sản phẩm thổ cẩm truyền thống, yêu cầu đổi mới về mẫu mã cũng như nâng cao chất lượng các sản phẩm thổ cẩm truyền thống là cần thiết, qua đó góp phần nâng cao thu nhập cho chị em phụ nữ bản Yên Hòa. 

Phụ nữ Thái bản Yên Hòa dệt thổ cẩm
Phụ nữ Thái bản Yên Hòa dệt thổ cẩm
Tin cùng chuyên mục
Sa Thầy (Kon Tum): Người có uy tín, kênh truyền thông hữu hiệu Chương trình MTQG 1719

Sa Thầy (Kon Tum): Người có uy tín, kênh truyền thông hữu hiệu Chương trình MTQG 1719

Những năm qua, đội ngũ Người có uy tín trên địa bàn huyện biên giới Sa Thầy (Kon Tum) đã phát huy vai trò của mình, chung tay, góp sức cùng với cấp ủy đảng, chính quyền địa phương thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân chấp hành tốt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và chăm lo phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống. Đặc biệt, Người có uy tín là một “kênh truyền thông” hữu hiệu Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 đến năm 2025 (Chương trình MTQG 1719) đến với Nhân dân.