Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Đẩy mạnh công tác phòng, chống bệnh viêm da nổi cục trên trâu, bò

P.Ngọc - 17:23, 27/05/2021

Trước những diễn biến phức tạp của bệnh Viêm da nổi cục (VDNC) trên đàn trâu, bò; thực hiện Công điện của Thủ tướng Chính phủ, hiện nay các bộ, ngành, địa phương đang tập trung triển khai các giải pháp phòng, chống bệnh VDNC trên trâu, bò, không để dịch bệnh lây lan trên diện rộng.

Các địa phương triển khai các giải pháp phòng, chống bệnh viêm da nổi cục trên trâu, bò (Ảnh: BND)
Các địa phương triển khai các giải pháp phòng, chống bệnh viêm da nổi cục trên trâu, bò (Ảnh: BND)

Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, bệnh VDNC trên trâu, bò lần đầu tiên xuất hiện ở Việt Nam vào tháng 10/2020. Đến ngày 25/5/2021, dịch bệnh đã xảy ra tại hơn 2.300 xã của 32 tỉnh, thành phố với tổng số hơn 60.000 con gia súc mắc bệnh và gần 10 nghìn con gia súc chết, tiêu hủy. Hiện nay, cả nước có hơn 1400 ổ dịch chưa qua 21 ngày tại hơn 200 huyện của 27 tỉnh, thành phố.

Theo đánh giá của Cục Thú ý Việt Nam, VDNC là dịch bệnh nguy hiểm. Nguy cơ dịch bệnh lây lan diện rộng, làm ảnh hưởng lớn đến phát triển chăn nuôi trong thời gian tới là rất cao nếu không dập được dịch nhanh. Bên cạnh đó, công tác ngăn chặn, kiểm soát dịch bệnh còn gặp nhiều khó khăn do hiện nay thời tiết thay đổi, tạo điều kiện thuận lợi cho các vật chủ trung gian truyền bệnh phát triển.

Trước diễn biến phức tạp của bệnh VDNC trên trâu, bò tại nhiều địa phương trên cả nước, sáng 27/5, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc về triển khai các giải pháp kiểm soát phòng, chống bệnh VDNC trên trâu, bò.

Theo Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Phùng Đức Tiến: Để tránh nguy cơ lây lan diện rộng, làm ảnh hưởng lớn đến phát triển chăn nuôi trong thời gian tới, các địa phương cần tập trung nguồn lực để triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng, chống dịch theo quy định; có kế hoạch và bố trí kinh phí để tổ chức phòng, chống dịch bệnh VDNC, bao gồm kinh phí mua vắc xin để tiêm phòng, đảm bảo tỷ lệ tiêm phòng đạt tối thiểu 80% số gia súc thuộc diện tiêm; chi trả công tiêm vắc xin, kinh phí mua thuốc diệt côn trùng.

Ngoài ra, các địa phương cần tổ chức giám sát, phát hiện sớm, kịp thời cảnh báo và xử lý triệt để các ổ dịch mới phát sinh, không để lây lan ra diện rộng; hướng dẫn chủ chăn nuôi trâu, bò tăng cường áp dụng các biện pháp chủ động phòng dịch; tổ chức tổng vệ sinh, sát trùng, tiêu độc môi trường. Tổ chức giám sát chặt chẽ việc tập kết, buôn bán trâu, bò và các sản phẩm từ trâu, bò; xử lý nghiêm đối với các trường hợp vận chuyển, buôn bán trâu, bò qua biên giới không rõ nguồn gốc. 

Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.