Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Chương trình MTQG phát triển Kinh tế - Xã hội
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
giai đoạn 2021-2030

Dạy hư cho con!

Hồng Phúc - 21:26, 22/05/2020

Đầu giờ học buổi sáng ngày 19/5, khi cô Đặng Thanh Thúy, giáo viên chủ nhiệm lớp 1/1 Trường TH-THCS Lộc Giang, huyện Đức Hòa (Long An) đang đứng lớp thì ông Nguyễn Hồng Phúc, 42 tuổi, cha của học sinh N.B.N, đến lớp học. Khi cô Thúy bước ra ngoài xem chuyện gì, ông Phúc bất ngờ dùng mũ bảo hiểm đánh vào đầu cô Thúy.

Dạy hư cho con!

Cô Thúy được đưa đi Bệnh viện Đa khoa khu vực Hậu Nghĩa, cách đó hơn 10km, để điều trị vết thương. Lý do ông Phúc đánh cô giáo là vì trước đó, con ông có kể với cha mẹ chuyện bị cô giáo đánh, phạt.

Không thể tưởng tượng được, một phụ huynh là đàn ông, đánh cô giáo của con mình. Nếu là phụ huynh tốt, khi nghe con mình nói như vậy, phải kiểm tra lại thông tin xem có chính xác hay không. Và trước mặt con, phải trách mắng con mình với mục đích dạy dỗ, đó là con đã không ngoan, nên bị cô giáo phạt. Con nên xin lỗi cô giáo và hứa học tốt và ngoan.

Về thông tin con mình bị cô giáo đánh, có thể gặp cô giáo để trao đổi trực tiếp. Nghe cô giáo trình bày, giải thích để hiểu rõ bản chất sự việc. Nếu cần, phụ huynh cũng có thể đưa ra lời đề nghị cô giáo không nên đánh học trò, như thế là quá đủ.

Ngay cả khi có trường hợp cô giáo đánh học sinh, thì còn có nhà trường, thậm chí là cơ quan pháp luật xử lý. Không phải ai cũng có quyền tấn công người khác bằng bạo lực.

Nhưng ông Nguyễn Hồng Phúc bất chấp tất cả, chỉ nghe lời con và để bênh vực con, ông xông vào trường đánh cô giáo. Ông Phúc hành hung giáo viên chủ nhiệm con mình trước lớp học, trước tất cả học sinh của cô giáo và trước mặt con mình.

Ông ta sẽ bị xử lý theo pháp luật, dù mức độ nào rồi cũng sẽ qua. Nhưng có một điều không chối cãi là, ông đã dạy con ông cái ác. 

Tin cùng chuyên mục
Độc đáo chợ phiên Pu Nhi

Độc đáo chợ phiên Pu Nhi

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 20/9, có những thông tin đáng chú ý sau: Nhân lên tình người vượt mưa lũ. Phát triển du lịch thông qua sản phẩm lưu niệm. Già làng Alăng Đàn làm cầu treo cho dân. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.