Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Dạy học tích hợp ở vùng cao: Thách thức không nhỏ từ những bất cập

Băng Ngân - Trương Vui - 11:25, 02/11/2023

Năm học 2023-2024 là năm thứ 3 ngành Giáo dục triển khai chương trình Giáo dục phổ thông 2018 (GDPT). Tuy nhiên, những bất cập khi giảng dạy các môn học tích hợp vẫn là những thách thức không nhỏ, nhất là đối với các cơ sở giáo dục ở vùng sâu, vùng xa, vốn đã có nhiều khó khăn, thiếu thốn, mặc dù đã được nhận sự đầu tư từ các chương trình chính sách của Nhà nước về giáo dục và đào.

Những bất cập khi giảng dạy các môn học tích hợp vẫn là những thách thức không nhỏ, nhất là đối với các cơ sở giáo dục ở vùng sâu, vùng xa, mà vốn đã có nhiều khó khăn, thiếu thốn (Ảnh: TL)
Những bất cập khi giảng dạy các môn học tích hợp vẫn là những thách thức không nhỏ, nhất là đối với các cơ sở giáo dục ở vùng sâu, vùng xa, mà vốn đã có nhiều khó khăn, thiếu thốn (Ảnh: TL)

Vẫn còn đó nỗi lo tích hợp

Tích hợp liên môn, là một điểm mới trong Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) 2018, đã bắt đầu được áp dụng từ năm học 2021-2022, hướng tới giúp học sinh giảm tải, phát triển khả năng tổng hợp, phát huy được năng lực của học sinh trong việc lĩnh hội và vận dụng kiến thức vào cuộc sống hàng ngày.

Tuy nhiên, sau 2 năm áp dụng, dạy tích hợp vẫn còn là nỗi lo lắng nhất của các trường khi triển khai chương trình GDPT mới. Theo PGS.TS Chu Cẩm Thơ, Trưởng Ban nghiên cứu đánh giá Giáo dục, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, nguyên nhân chính là điều kiện dạy học chưa đảm bảo. Bởi hiện hầu hết các trường chưa được trang bị đầy đủ thiết bị dạy học, dẫn đến tình trạng giáo viên và học sinh phải dạy chay, học chay, chưa được làm thí nghiệm hay thực hành, vì vậy không thể hình dung thế nào là tích hợp.

Bên cạnh điều kiện dạy và học chưa được đảm bảo, vấn đề nhân lực dạy tích hợp, cũng là một bài toán khó mà các trường vẫn còn đang loay hoay tìm lời giải. Đội ngũ giáo viên đào tạo đơn môn, không dễ gì đứng lớp dạy kiến thức 3 môn liên tiếp, với kiến thức tích hợp chuyên sâu. Và dù rằng có bồi dưỡng, tập huấn, thì trong thời gian ngắn, thầy cô giáo cũng chưa thể đủ tự tin đứng lớp, với kiến thức của những bộ môn trái ngành đào tạo.

Đặc biệt, tại các điểm trường vùng cao, tình trạng thiếu giáo viên và sự thiếu thốn về điều kiện học tập đã tồn tại nhiều năm, thì nay nỗi lo này lại càng nhân lên gấp bội.

Để việc giáo dục đào tạo đáp ứng, phù hợp với yêu cầu đổi mới, hiện Bộ Giáo dục và Đào tạo đang khẩn trương nghiên cứu, tham khảo thêm các ý kiến của chuyên gia và sẽ sớm xem xét điều chỉnh việc dạy các môn tích hợp ở bậc trung học cơ sở, đảm bảo không để gây ảnh hưởng, xáo trộn đến việc triển khai chương trình phổ thông mới.

Gỡ khó cho dạy học tích hợp ở vùng cao

Theo cô giáo Chu Thị Tú Liên, Phó Hiệu trưởng trường Tiểu học và Trung học cơ sở Hoàng Văn Thụ, thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái,  trước khi có những điều chỉnh chính thức từ Bộ Giáo dục và Đào tạo, nhà trường vẫn đang cố gắng khắc phục khó khăn để áp dụng phương pháp tích hợp một cách tốt nhất trong năm học mới.

Dạy đơn môn đã khó, dạy tích hợp lại càng khó gấp nhiều lần. Nhưng bù lại học sinh phấn khởi và thích thú học tập hơn, đó là động lưc để các thầy cô vùng cao nỗ lực khắc phục khó khăn, truyền tải kiến thức chương trình mới tới học sinh (Ảnh: Thúy Hồng))
Dạy đơn môn đã khó, dạy tích hợp lại càng khó gấp nhiều lần. Nhưng bù lại học sinh phấn khởi và thích thú học tập hơn, đó là động lưc để các thầy cô vùng cao nỗ lực khắc phục khó khăn, truyền tải kiến thức chương trình mới tới học sinh (Ảnh: Thúy Hồng))

Để gỡ khó trong dạy học môn tích hợp, cô Liên cho rằng, mỗi thầy cô giáo trực tiếp giảng dạy, là những người giữ vai trò quan trọng trong việc chuyển tải tinh thần của chương trình GDPT mới tới các em học sinh. Điều này đòi hỏi sự nỗ lực, chủ động, tâm huyết của các trường, các thầy cô giáo trong việc cần thay đổi tư duy, phương pháp giảng dạy; bồi dưỡng năng lực thường xuyên, tìm tòi, nghiên cứu, nắm rõ chương trình, mục tiêu, chuẩn đầu ra của môn học là rất lớn.

"Với đặc thù là trường miền núi còn thiếu giáo viên, các thầy cô hầu như phải thêm giờ, thêm tiết, soạn nhiều bài hơn, vất vả hơn, thời gian giành cho gia đình ít đi. Nhà trường cũng cố gắng làm tốt công tác tuyên truyền, động viên, tạo mọi điều kiện cho giáo viên hoàn thành nhiệm vụ", cô Liên chia sẻ.

Cô Liên cho biết, thời gian qua nhà trường chú trọng tổ chức các buổi tập huấn, bồi dưỡng, tổ chức "Ngày hội stem" để các thầy cô và học sinh có thời gian trao đổi, học hỏi kinh nghiệm của nhau, thực hiện xây dựng các chuyên đề dạy và học thích ứng với mọi điều kiện dạy và học.

Tương tự, tại điểm trường Trung học phổ thông Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang, để khắc phục tình trạng trang thiết bị phục vụ việc dạy và học của học sinh theo chương trình GDPT mới vẫn chưa có đầy đủ; nhà trường đã tiến hành cho học sinh được thực hành chủ yếu qua cách thức mô phỏng. Đồng thời, khuyến khích các thầy cô giáo sáng tạo trong cách giảng dạy, tự chế thêm các đồ dùng học tập khác để tạo tính tương tác, giúp học sinh hứng thú và tiếp thu kiến thức hiệu quả hơn.

Tuy nhiên, theo ý kiến của các thầy cô giáo, việc tăng cường giờ dạy, giờ học như hiện nay, sẽ chỉ giúp giải quyết được khó khăn trước mắt. Về lâu dài, để hướng tới mục tiêu vừa giúp các em học sinh DTTS phát triển trí tuệ, khả năng sáng tạo, tổng hợp, vừa có cơ hội được tìm hiểu nhiều hơn về văn hoá địa phương, vẫn cần có những giải pháp căn cơ tháo gỡ khó khăn những khó khăn đã nêu trên.

Nhiều năm qua, thông qua các chương trình, dự án, chính sách đầu tư của Nhà nước về giáo dục, đào tạo, chương trình kiên cố hóa trường lớp học... các trường học ở vùng cao đã được Nhà nước quan tâm đầu tư cơ sở khá trang, trang thiết bị dạy và học cũng được trang bị khá đầy đủ. Tuy nhiên, để đáp ứng yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông 2018 thì ngoài đầu tư về cơ sở vật chất, trang thiết bị, cần có thời gian để đào tạo, bồi dưỡng, bổ sung đội ngũ giáo viên nhằm đáp ứng với yêu cầu của chương trình giáo dục mới.

Tin cùng chuyên mục
Góp ý dự thảo “Cơ chế chính sách đặc thù nhằm tạo sinh kế, việc làm bền vững, sắp xếp ổn định dân cư vững chắc cho đồng bào DTTS vùng biên giới”

Góp ý dự thảo “Cơ chế chính sách đặc thù nhằm tạo sinh kế, việc làm bền vững, sắp xếp ổn định dân cư vững chắc cho đồng bào DTTS vùng biên giới”

Ngày 28/12, tại Tp. Kon Tum (Kon Tum), Ủy Ban Dân tộc tổ chức Hội thảo góp ý dự thảo “Cơ chế chính sách đặc thù nhằm tạo sinh kế, việc làm bền vững, sắp xếp ổn định dân cư vững chắc cho đồng bào DTTS vùng biên giới”. Ông Đào Xuân Quy - Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách Dân tộc (Ủy Ban Dân tộc) và ông Đinh Quốc Tuấn - Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Kon Tum đồng chủ trì Hội thảo. Tham dự Hội thảo có lãnh đạo các sở, ban, ngành của 5 tỉnh Tây Nguyên.