Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Đào tạo thương mại điện tử cho hơn 1.500 doanh nghiệp, hộ kinh doanh Tây Nguyên

Cát Tường - 10:30, 20/07/2022

Ngày 19/7, tại Hà Nội, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) đã tổ chức họp báo phát động Chương trình “Bệ phóng Thương mại điện tử Tây Nguyên” với sự bảo trợ từ Bộ Công Thương.

Toàn cảnh cuộc họp báo
Toàn cảnh cuộc họp báo

Theo đó, chương trình sẽ tổ chức đào tạo, tập huấn cho hơn 1.500 doanh nghiệp, hộ kinh doanh vừa và nhỏ trên địa bàn 5 tỉnh Tây Nguyên theo hình thức Online. Diễn giả tham gia là các giảng viên, chuyên gia đến từ các doanh nghiệp đối tác lớn, đã và đang cung cấp các nội dung đào tạo "thực chiến" về thương mại điện tử, có kinh nghiệm triển khai thực tiễn cũng như những bài học thực tế từ sự phát triển của thương mại điện tử tại Việt Nam cũng như quốc tế.

Số liệu mới nhất của Amazon Global Selling cho thấy tỷ lệ tăng trưởng của Việt Nam trên nền tảng thương mại điện tử ở nhiều ngành, đặc biệt ngành Home Decor đã tăng tới gần 500% trong giai đoạn từ 2020 - 2021. Các sản phẩm được xuất khẩu từ Việt Nam thông qua nền tảng thương mại điện tử chủ yếu được sản xuất tại các làng nghề thủ công mỹ nghệ, các sản phẩm được chế biến, sản xuất dựa trên nguồn nguyên liệu có sẵn tại địa phương.

Theo số liệu tổng hợp từ các sàn thương mại điện tử nội địa như: Shopee, Tiki, Lazada... giá trị giao dịch trong 2 năm 2021 và 2022 lần lượt tăng trưởng 15 và 20%. Những con số minh chứng cho sự phát triển và quan tâm của nhiều doanh nghiệp, cá nhân đối với hình thức thương mại này.

Cơ hội tiếp cận với máy tính và internet của đồng bào dân tộc Tây Nguyên ngày càng được nâng cao
Cơ hội tiếp cận với máy tính và internet của đồng bào dân tộc Tây Nguyên ngày càng được nâng cao

Để thương mại điện tử tại Việt Nam phát triển mạnh hơn và chuyên nghiệp hơn nữa trong thời gian tới, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số sẵn sàng phối hợp, đồng hành cùng các doanh nghiệp, tổ chức liên quan để triển khai các hoạt động đào tạo, kết nối và hỗ trợ các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ trên toàn quốc triển khai thương mại điện tử hiệu quả.

Cùng với nhiều hoạt động, như tọa đàm, triển lãm, giới thiệu những giải pháp, nền tảng, dịch vụ hỗ trợ thương mại điện tử được kỳ vọng đem tới những cơ hội kết nối giữa nhà cung cấp tới chính xác các doanh nghiệp, cá nhân trên địa bàn có nhu cầu phát triển thương mại điện tử.

Chương trình "Bệ phóng Thương mại điện tử Tây Nguyên" diễn ra từ trung tuần tháng 7 tới cuối tháng 8/2022 nhằm mục tiêu đào tạo về thương mại điện tử chuyên sâu cho đối tượng là các doanh nghiệp, hộ kinh doanh vừa và nhỏ trên địa bàn 5 tỉnh Tây Nguyên. Theo kế hoạch, Chương trình sẽ trở thành điểm khởi đầu cho những hoạt động hỗ trợ chuyên sâu từ phát triển nguồn nhân lực, đào tạo.

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy-Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.