Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Đào tạo nghề cho đồng bào DTTS với phương châm “cầm tay chỉ việc”

PV - 14:30, 01/12/2022

Thời gian qua, công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn đạt được nhiều kết quả, đặc biệt là tại các thôn bản vùng cao có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống với phương châm “cầm tay chỉ việc” được bà con tích cực tham gia.

Lớp dạy nghề Lớp dạy nghề chăn nuôi thú y cho đồng bào dân tộc Mông thôn Phiêng Lủng, xã Bộc Bố (Pác Nặm).
Lớp dạy nghề chăn nuôi thú y cho đồng bào dân tộc Mông thôn Phiêng Lủng, xã Bộc Bố (Pác Nặm).

Trên cơ sở khảo sát nhu cầu học nghề của người dân, huyện Pác Nặm đã xây dựng chương trình, kế hoạch và phối hợp tổ chức các lớp dạy nghề cho bà con theo tinh thần “dạy những cái nông dân cần”, hướng vào đối tượng người lao động tại chỗ, mở các lớp đào tạo nghề ngay tại thôn, bản dưới hình thức “cầm tay chỉ việc”.

Năm 2022, huyện Pác Nặm tổ chức 12 lớp học nghề triển khai ngay tại thôn, trong đó tập trung vào các thôn có đồng bào DTTS với các nghề như kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi, thú y, xây dựng… Thực tế cho thấy, các lớp học có tác động tích cực đến nhận thức của người dân về công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

Ở những thôn, bản vùng sâu, vùng xa có tỷ lệ hộ đồng bào DTTS chiếm phần lớn thì lớp đào tạo nghề trực tiếp đã giải quyết được nhiều vấn đề trong công tác dạy nghề như việc bà con không phải bỏ công việc để xuống trung tâm xã hoặc ra huyện để theo học, số thời gian thực hành cũng nhiều hơn lý thuyết. Ví dụ như đàn vật nuôi bị bệnh được giáo viên kiểm tra ngay tại chuồng trại, chẩn đoán về loại bệnh, loại thuốc chữa và quá trình điều trị, kiểm tra sau khi các học viên thực hành trên chính đàn vật nuôi của mình…

Đến thăm lớp học nghề chăn nuôi thú y đang mở tại thôn Phiêng Lủng, xã Bộc Bố, lớp học có 30 học viên là người dân tộc Mông, ngoài ra nhiều hộ gia đình có 2 - 3 thành viên cũng tham gia cùng học để có thêm kiến thức phục vụ chăn nuôi tốt hơn. Anh Dương Văn Dẩng, Trưởng thôn Phiêng Lủng cho biết: Qua lớp dạy nghề này được truyền đạt kiến thức rất bổ ích và nhận thấy tiêm phòng cho gia súc, gia cầm có ý nghĩa rất quan trọng, mình biết sử dụng thuốc gì cho từng con vật nuôi của gia đình. Vừa học vừa được thực hành trực tiếp nên rất dễ hiểu và có thể áp dụng được ngay.

Thông qua đào tạo nghề, người dân các bản vùng cao nhất là bản đồng bào DTTS sinh sống được trang bị kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp, từ đó năng suất lao động cao hơn, tạo ra các sản phẩm đạt chất lượng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội. Anh Hoàng Văn Thái, thôn Tân Hợi, xã An Thắng cho biết: “Tôi cùng bà con trong thôn vừa học xong lớp nghề xây dựng, tôi nhận thấy việc học lý thuyết gắn với thực hành ngay tại thôn đã tạo điều kiện thuận lợi để bà con cùng được học, cụ thể như xây các bể nước hay làm nhà vệ sinh cho các gia đình ở trong thôn. Sau lớp học này bà con mình đã có kiến thức và có nghề để tự trang trải cuộc sống”.

Anh Đặng Minh Sơn, Giáo viên Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Pác Nặm cho biết: Quá trình giảng dạy chúng tôi chú trọng truyền tải kiến thức lý thuyết và thực hành về xây dựng cho bà con từ những kiến thức cơ bản nhất đến việc định hướng nghề nghiệp cho bà con sau này khi đã được trang bị nghề có thể tự tìm việc làm ổn định cuộc sống.

Cùng với dạy nghề cho bà con ở các địa phương trong huyện, thời gian qua huyện Pác Nặm đã giới thiệu 26 công ty, doanh nghiệp tuyển lao động đi làm việc trong nước và có thời hạn ở nước ngoài, tư vấn, giới thiệu việc làm cho trên 1.032 lượt người, giải quyết việc làm cho 1.826 lao động, trong đó đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 247 lao động, đi làm việc tại các doanh nghiệp trong và ngoại tỉnh 1.420 người; giải quyết việc làm thông qua vốn vay Ngân hàng Chính sách xã hội 52 người…

Đến nay công tác dạy nghề cho lao động nông thôn đặc biệt là các đối tượng là đồng bào DTTS trên địa bàn huyện Pác Nặm đã có sự đổi mới phù hợp với điều kiện thực tế, trình độ nhận thức của người dân, việc dạy nghề theo phương châm “cầm tay chỉ việc” sẽ giúp bà con tham gia lớp học nhanh chóng tiếp thu kiến thức và áp dụng vào thực tiễn ngay tại gia đình, đồng thời có tác động tích cực đến việc giải quyết việc làm tại chỗ, tăng thu nhập góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương./.

Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.