Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Dân có thu nhập, rừng được phủ xanh

Trọng Bảo - 09:45, 01/03/2022

Từ năm 2011, chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng áp dụng thống nhất trên phạm vi cả nước. Sau 10 năm triển khai thực hiện, tại tỉnh Yên Bái, thông qua hình thức chi trả dịch vụ môi trường rừng ủy thác qua Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Yên Bái, từ năm 2012 đến nay đã đạt được những kết quả nổi bật...

Hàng chục nghìn hộ dân trên địa bàn tỉnh Yên Bái được hưởng lợi từ chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng
Hàng chục nghìn hộ dân trên địa bàn tỉnh Yên Bái được hưởng lợi từ chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng

Xã Púng Luông, huyện Mù Cang Chải (Yên Bái), chủ yếu là đồng bào dân tộc Mông sinh sống. Toàn xã có hơn 3.430 ha đất có rừng. Từ khi chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng được triển khai, số tiền người dân trong xã nhận được từ dịch vụ môi trường rừng là gần 2 tỷ đồng/năm. Người dân có thêm thu nhập trang trải cuộc sống, phát triển kinh tế gia đình và có thêm động lực để chung tay góp phần xây dựng NTM ở địa phương. Cùng với đó, nhận thức của người dân trong xã về việc bảo vệ rừng cũng được nâng lên, không còn xảy ra tình trạng đốt phá rừng làm nương rẫy…

“Bản được giao quản lý 760,06 ha rừng. Từ nguồn được chi trả từ dịch vụ môi trường rừng đã góp phần nâng cao ý thức bảo vệ rừng của người dân trong bản. Hàng năm, vào mùa khô, bản phân công các hộ trực phòng cháy rừng 24/24h và thường xuyên tuần tra bảo vệ rừng. Người dân có thêm thu nhập, mua thêm cây, con giống để nuôi trồng phát triển kinh tế hộ gia đình”, anh Lùa A Rùa, Trưởng bản Nả Háng Tủa Chử, xã Pũng Luông cho biết.

Huyện Mù Cang Chải hiện có trên 82.000 ha đất có rừng nằm trong 4 lưu vực có cung ứng dịch vụ môi trường rừng, gồm: Lưu vực sông Hồng, sông Đà, Nậm Tha và Nậm Xây. Ban Quản lý rừng phòng hộ huyện Mù Cang Chải, hiện đang quản lý trên 54.000 ha diện tích rừng có cung ứng dịch vụ môi trường rừng. Hàng năm, đơn vị chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng cho hơn 11.000 hộ dân, với kinh phí gần 40 tỷ đồng.

Việc giao khoán, bảo vệ rừng cho cộng đồng dân cư, thôn bản đã và đang góp phần tạo sinh kế cho người dân
Việc giao khoán, bảo vệ rừng cho cộng đồng, đã và đang góp phần tạo sinh kế cho người dân

Theo báo cáo của Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Yên Bái, đến nay, toàn tỉnh có gần 326.000 ha rừng và đất lâm nghiệp cung ứng dịch vụ môi trường rừng. Năm 2021, Quỹ Bảo vệ phát triển rừng tỉnh, đã chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng cho 11 chủ rừng là tổ chức, doanh nghiệp với số tiền gần 70 tỷ đồng, tương ứng với diện tích rừng là gần 115.000 ha. Cùng với đó, đã có hơn 56.000 hộ gia đình, cá nhân được hưởng lợi, gần 200.000 ha rừng được bảo vệ từ nguồn kinh phí dịch vụ môi trường rừng.

Thời gian qua, công tác bảo vệ và phát triển rừng được các cấp, các ngành và người dân quan tâm và thực hiện bảo đảm hiệu quả. Số vụ vi phạm lâm luật như phát, phá, lấn chiếm đất rừng giảm đáng kể. Đặc biệt, tình trạng đốt nương làm rẫy gây cháy rừng gần như không xảy ra trên địa bàn tỉnh Yên Bái. 

"Có được kết quả này, có phần đóng góp quan trọng từ thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng. Rất nhiều cộng đồng dân cư, thôn bản đã sử dụng hiệu quả tiền dịch vụ môi trường rừng cho phát triển kinh tế hộ gia đình, và đặc biệt góp phần xây dựng nông thôn mới. Nhiều thôn bản đã có nhà văn hóa khang trang, có đường giao thông nông thôn. Điều quan trọng hơn nữa là dân có thu nhập, rừng được phủ xanh”, ông Tô Xuân Quý, Giám đốc Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Yên Bái thông tin.

Tin cùng chuyên mục
Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Dù mới được thành lập nhưng các Câu lạc bộ (CLB) “Thủ lĩnh của sự thay đổi” tại huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai) đã góp phần trang bị cho học sinh nhiều kiến thức, kỹ năng bổ ích để các em nói lên tiếng nói của mình và thay đổi nhận thức của thế hệ trẻ đồng bào DTTS ngay từ trên ghế nhà trường. Đặc biệt, các em còn là những hạt nhân tiên phong thay đổi nhận thức, xóa bỏ định kiến giới, từ đó dần xóa bỏ thói quen, tập tục lạc hậu ở thôn ấp, bản làng để cùng nhau vươn lên phát triển.