Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Đăk Ui hôm nay

THÙY DUNG - LÊ HƯỜNG - 10:11, 11/10/2019

Những năm qua, nhờ sự quan tâm đặc biệt của các cấp chính quyền và ý chí của người dân, vùng căn cứ cách mạng Đăk Ui, huyện Đăk Hà (Kon Tum) đã thực sự thay da đổi thịt. Đời sống của người dân đã có những bước chuyển biến rõ rệt trên nhiều lĩnh vực…

Một góc xã Đăk Ui.
Một góc xã Đăk Ui.

Ký ức ngày cũ

Ông A Đênh, một cựu chiến binh, cho biết Đăk Ui là vùng hậu căn cứ cách mạng vững chắc trong hai cuộc kháng chiến. Sau khi cuộc chiến đi qua, Đăk Ui đã bị thiệt hại nặng nề. Nhà cửa, thôn, làng bị phá hoại, ruộng nương bị nhiễm chất hóa học. Phần lớn diện tích đất canh tác bị hoang hóa; bom, mìn còn vương vãi khắp nơi. Nạn đói, bệnh tật hoành hành; giao thông đi lại khó khăn, đặc biệt là vào mùa mưa. Suốt 30 năm qua, trên vùng đất của mình, người dân lại phải “chiến đấu” để vượt qua đói nghèo, bệnh tật…

Ông A Bốn, Phó Bí thư Đảng ủy xã Đăk Ui, cho biết: Để giúp dân nghèo vượt qua khó khăn, đưa Đăk Ui phát triển, cấp ủy đảng và chính quyền xã đã tích cực vận động, tuyên truyền người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, áp dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất. Nhờ đó, kinh tế xã Đăk Ui ngày càng phát triển, đời sống người dân đổi thay về mọi mặt.

Cuộc sống ấm no, các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào DTTS Đăk Ui được bảo tồn, phát huy.
Cuộc sống ấm no, các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào DTTS Đăk Ui được bảo tồn, phát huy.

Về Đăk Ui hôm nay, người ta không còn thấy cảnh cơ cực, nghèo nàn. Sau một ngày lao động mệt mỏi, người dân làng đã biết ngồi lại với nhau bàn chuyện giá cả lên xuống của các loại cây công nghiệp như cà phê, bời lời… trao đổi những cách làm kinh tế hiệu quả để cùng nhau phát triển.

Thôn trưởng thôn 1A, ông U Bình, không dấu được niềm vui: Đời sống người dân giờ đã phát triển hơn nhiều rồi. Đường sá thuận lợi, con cái được đi học đầy đủ. Thời kỳ trước, đói nghèo hoành hành, phải ăn củ mì để sống qua ngày, nay dù chưa phải là giàu có, nhưng cảnh đó đã không còn.

Khoác màu áo mới

Ông A Lý, Chủ tịch Hội Nông dân xã Đăk Ui, cho biết: “Hiện ở xã có thôn 1A là làm kinh tế khởi sắc nhất. Nơi đây có rất nhiều gương sáng làm kinh tế giỏi như U Bình, A Cường… là những gương mặt trẻ, từ đói nghèo vươn lên thoát nghèo, làm kinh tế giỏi ở địa phương”.

Vườn cà phê trĩu quả của gia đình anh Cường.
Vườn cà phê trĩu quả của gia đình anh Cường.

Chúng tôi ghé thăm nhà A Cường khi anh vừa đi rẫy về. Gia đình anh Cường có hơn 1,5ha cà phê, 1ha bời lời, 4 sào lúa, đồng thời nuôi thêm gà, dê. Mỗi năm gia đình anh thu nhập hơn 200 triệu đồng. “Với số tiền này, mình để trang trải cho cuộc sống gia đình, một ít dùng để đầu tư phân bón, thức ăn chăn nuôi, lo cho con đi học. Từ ngày biết làm kinh tế, đời sống gia đình mình cũng không còn khó khăn như trước”, anh Cường bộc bạch.

Không chỉ tích cực làm ăn phát triển kinh tế, đời sống tinh thần của người dân xã Đăk Ui cũng có nhiều tiến bộ. Người dân biết vui chơi thể thao, thành lập các đội bóng chuyền để giao lưu giữa các làng với nhau. Bảo tồn và lưu giữ phát triển cồng chiêng truyền thống bằng cách phát huy các đội chiêng lớn, đồng thời mở các lớp dạy chiêng cho trẻ em trong làng. Đăk Ui hiện có 11/11 thôn có nhà sinh hoạt văn hóa, duy trì được gần 30 bộ cồng chiêng với 4 đội chiêng xoang. Các hoạt động giao lưu văn hóa được đẩy mạnh.

Tin cùng chuyên mục
Thách thức nâng cao chất lượng dân số vùng miền Tây Nghệ An: Tăng cường truyền thông về chăm sóc sức khỏe cho người dân (Bài 2)

Thách thức nâng cao chất lượng dân số vùng miền Tây Nghệ An: Tăng cường truyền thông về chăm sóc sức khỏe cho người dân (Bài 2)

Hàng loạt tồn tại, hạn chế đã được chỉ ra, trong đó nổi cộm là địa bàn sinh sống của đồng bào DTTS chủ yếu ở vùng sâu, vùng xa, điều kiện kinh tế khó khăn; trình độ dân trí, hiểu biết pháp luật của một bộ phận người dân còn hạn chế..., đã tạo "đất sống" cho những hủ tục, tập quán lạc hậu tồn tại. Đây chính là những thách thức lớn làm ảnh hưởng đến quá trình nâng cao chất lượng dân số vùng miền Tây xứ Nghệ. Thực tế, đã có nhiều giải pháp khắc phục hạn chế được đưa ra, trong đó là việc tổ chức các hoạt động truyền thông nhằm thay đổi tư duy; đồng thời lồng ghép cung cấp các dịch vụ khám sức khỏe, sàng lọc một số bệnh trong Nhân dân.