Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Đăk Tô (Kon Tum): Truyền dạy kỹ năng, kỹ thuật diễn tấu cồng chiêng, xoang

Ngọc Chí - 19:56, 14/09/2024

Nhằm bảo tồn di sản văn hóa cồng chiêng trong đời sống cộng đồng người DTTS, Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Đăk Tô (Kon Tum) phối hợp với UBND thị trấn Đăk Tô mở lớp truyền dạy về kỹ năng, kỹ thuật diễn tấu cồng chiêng, xoang và các bài chiêng truyền thống cho thanh niên ở Khối phố 1, thị trấn Đăk Tô.

Nghệ nhân A Huyền sẽ truyền dạy cho các học viên kỹ thuật và phương pháp sử dụng cồng chiêng
Nghệ nhân A Huyền sẽ truyền dạy cho các học viên kỹ thuật và phương pháp sử dụng cồng chiêng

Tham gia lớp học có 30 học viên, là người Xơ Đăng, ở thị trấn Đăk Tô. Trong thời gian từ ngày 13 - 29/9, các học viên sẽ được nghệ nhân A Huyền truyền dạy về kỹ năng, kỹ thuật diễn tấu cồng chiêng, xoang và các bài chiêng truyền thống của người Xơ Đăng.

Ông Nguyễn Nhật Quang - Trưởng Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Đăk Tô cho biết, trong bối cảnh hiện nay, cồng chiêng đang đứng trước nhiều nguy cơ bị mai một do những tác động của xã hội hiện đại làm thay đổi nhu cầu thưởng thức của người dân. Nhiều hộ gia đình không còn lưu giữ được những bộ cồng chiêng quý. Nghệ nhân lớn tuổi, có kinh nghiệm, am hiểu về văn hóa truyền thống đang ngày càng ít, trong khi đó, một bộ phận lớp trẻ chưa nhận thức rõ về giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc và chưa mặn mà với hoạt động sinh hoạt văn hóa dân gian.

Việc tổ chức lớp truyền dạy kỹ năng diễn tấu cồng chiêng sẽ khơi dậy niềm đam mê diễn tấu cồng chiêng trong thế hệ trẻ
Việc tổ chức lớp truyền dạy kỹ năng diễn tấu cồng chiêng sẽ khơi dậy niềm đam mê diễn tấu cồng chiêng trong thế hệ trẻ

Chính vì vậy, việc bảo tồn và phát huy giá trị không gian văn hóa cồng chiêng là một việc làm hết sức cần thiết, cấp bách và có ý nghĩa lâu dài trong bối cảnh hiện nay.

Vừa qua, UBND thị trấn Đăk Tô đã hỗ trợ 1 bộ cồng chiêng cho Khối phố 1 và việc mở lớp truyền dạy sẽ góp phần gìn giữ, bảo tồn, phát huy có hiệu quả di sản không gian văn hóa cồng chiêng ở địa phương. Đồng thời, khơi dậy niềm đam mê diễn tấu cồng chiêng, nâng cao ý thức gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc cho thế hệ trẻ.

Tin cùng chuyên mục
Vùng miền núi Phú Yên không ngừng khởi sắc

Vùng miền núi Phú Yên không ngừng khởi sắc

Vùng miền núi tỉnh Phú Yên gồm 3 huyện Đồng Xuân, Sơn Hòa và Sông Hinh. Đây là nơi sinh sống của 33 dân tộc anh em, trong đó có 32 dân tộc thiểu số (chủ yếu là Ê Đê, Chăm, Ba Na, Tày, Nùng, Dao…) với trên 60.000 người. Nơi đây cũng từng là căn cứ cách mạng, ghi dấu một thời oanh liệt của quân và dân ta trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ. Được sự quan tâm đầu tư của Nhà nước, cho dù chưa hết khó khăn, nhưng diện mạo ở nhiều xã khó khăn đã có nhiều thay đổi; đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được cải thiện, nâng cao...