Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Đắk Lắk: Truyền dạy kỹ năng diễn tấu chiêng và múa xoang cho học sinh

Lê Hường - 18:42, 17/10/2023

Chiều 17/10, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk tổ chức Khai giảng lớp Truyền dạy kỹ năng diễn tấu chiêng và múa xoang của dân tộc Mnông tại xã Yang Tao, huyện Lắk. Tham gia lớp học có 32 học viên là thanh thiếu niên, học sinh trên địa bàn xã.

Các nghệ nhân diễn tấu chiêng khai mạc lớp học
Các nghệ nhân diễn tấu chiêng khai mạc lớp học

Tiếp tục thực hiện công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống trong giai đoạn mới, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG 1719) đã thiết kế riêng Dự án 6 về "Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS gắn với phát triển du lịch”.

Học sinh tham gia lớp truyền dạy và kỹ năng diễn tấu chiêng
Học sinh tham gia lớp truyền dạy kỹ năng diễn tấu chiêng

Với nguồn kinh phí dự án được giao trong năm 2023, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk đã phân bổ kinh phí để tổ chức 3 lớp truyền dạy đánh chiêng, nhạc cụ dân tộc, dân vũ tại huyện Ea H’leo, Krông Búk và huyện Lắk với mục đích trang bị kiến thức, kỹ năng cơ bản về đánh chiêng và diễn tấu cồng chiêng cho các em thanh thiếu niên, học sinh là con em đồng bào DTTS. 

Thông qua đó, khơi dậy niềm đam mê diễn tấu cồng chiêng, nâng cao ý thức, gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc trong thanh thiếu nhi. Đồng thời, tăng cường trao truyền văn hóa cồng chiêng cho thế hệ trẻ kế thừa, giữ gìn bản sắc văn hóa. Đây cũng là nguồn tài nguyên quý giá để khai thác phục vụ du lịch góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Học viên, nghệ nhân chụp hình lưu niệm với Ban tổ chức
Học viên, nghệ nhân chụp hình lưu niệm với Ban Tổ chức

Phát biểu tại Lễ khai giảng, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk Lại Đức Đại bày tỏ mong muốn các nghệ nhân nêu cao ý thức, trách nhiệm và lòng nhiệt huyết để truyền dạy những kiến thức căn bản và kinh nghiệm quý báu về kỹ năng đánh chiêng, diễn tấu chiêng, múa xoang (dân vũ) cho các học viên. Đồng thời, đề nghị các học viên chấp hành nghiêm túc nội quy, quy định của Ban Tổ chức, tham gia đầy đủ nội dung, chương trình khóa học, học tập, rèn luyện chuyên cần để lĩnh hội những kiến thức mà các nghệ nhân đã truyền dạy.

Các nghệ nhân dạy học viên kỹ năng cơ bản đánh chiêng tre
Các nghệ nhân dạy học viên kỹ năng cơ bản đánh chiêng tre

Chủ tịch UBND xã Yang Tao H’Loan Uông nhấn mạnh: Ở xã Yang Tao, bà con vẫn thường xuyên diễn tấu cồng chiêng trong các ngày vui, nghi lễ vòng đời, cưới hỏi. Xã có nhiều nghệ nhân diễn tấu cồng chiêng, chúng tôi đã chọn những nghệ nhân cồng chiêng suất sắc nhất của xã để truyền dạy cho các cháu. Tôi mong rằng các nghệ nhân truyền đạt đơn giản, dễ hiểu để các cháu dễ tiếp thu.

Tin cùng chuyên mục
Kiên Giang: Khai giảng nhiều lớp bồi dưỡng tiếng Khmer cho cán bộ, công chức viên chức trên địa bàn

Kiên Giang: Khai giảng nhiều lớp bồi dưỡng tiếng Khmer cho cán bộ, công chức viên chức trên địa bàn

Ngày 07/11, Ban Dân tộc tỉnh Kiên Giang phối hợp với Trường Đại học Trà Vinh đồng loạt khai giảng nhiều khóa bồi dưỡng tiếng Khmer năm 2024, với 160 học viên là cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo cấp phòng và tương đương tham gia. Các khóa học diễn ra tại các địa bàn: huyện Giồng Giềng, TP. Rạch Giá và TP. Hà Tiên.