Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Đăk Lăk: Trăn trở cùng y tế tuyến huyện

Đông Hưng - 20:36, 18/11/2019

Là tỉnh có dân số đông, nhiều thành phần dân tộc cùng sinh sống, tuy nhiên, nhiều bệnh viện, trung tâm y tế tuyến huyện ở Đăk Lăk đang xuống cấp nghiêm trọng và thiếu bác sĩ. Những bất cập này gây thiệt thòi lớn cho người bệnh

Thiếu bác sĩ, thiệt thòi dồn cả lên bệnh nhân
Thiếu bác sĩ, thiệt thòi dồn cả lên bệnh nhân

Thiếu nhân lực

Là huyện biên giới, tiếp giáp với nước bạn Campuchia, tình hình dịch bệnh thường có nhiều diễn biến phức tạp, nhưng hiện nay, Bệnh viện Đa khoa huyện Ea Súp (Đăk Lăk) đang thiếu nhân lực trầm trọng. 

Bác sĩ Nguyễn Thị Lý, Giám đốc Bệnh viện, cho biết: Bệnh viện có hơn 100 giường, làm nhiệm vụ khám chữa bệnh cho gần 70.000 dân, đặc biệt là người dân ở vùng sâu, vùng xa. Vậy nhưng, tổng số nhân sự của Bệnh viện chỉ gần 80 người, trong số đó, bác sĩ chỉ có 10 người, 2 người lại đang đi học. Vậy nên, 8 bác sĩ còn lại phải đôn đáo kiêm nhiệm đủ các công việc. 

Không chỉ thiếu bác sĩ nghiêm trọng mà hầu hết các y, bác sĩ ở Bệnh viện Đa khoa Ea Súp đều được đào tạo chắp vá, đào tạo theo hệ cử tuyển, thiếu nhiều bác sĩ có trình độ chuyên sâu. 

Bác sĩ Lý khẳng định rằng: Bệnh viện luôn rộng cửa đón các bác sĩ về, tuyển dụng vào biên chế liên tục, nhưng không được. Ngành Y tế có đầu tư cơ sở vật chất, máy móc mà không có bác sĩ về vận hành thì cũng chịu. Mong các nhân lực trẻ ngành Y tế hãy về với Ea Súp. 

Tại Trung tâm Y tế huyện Krông Bông, Bệnh viện Đa khoa thị xã Buôn Hồ cũng trong tình trạng thiếu bác sĩ. Bà Ka Nhung và nhiều hộ dân khác ở Cư Pui (Krông Bông) cho biết: Các nhân viên y tế thì vẫn tận tình thăm khám bệnh. Tuy nhiên, một số bệnh phải chuyển tuyến vì thiếu bác sĩ. Điều này rất bất tiện cho người bệnh.

Xuống cấp 

Không chỉ thiếu nhân lực, tuyển dụng liên tục nhưng không được bác sĩ, nhiều cơ sở y tế tuyến huyện, thị xã ở Đăk Lăk còn lâm vào tình trạng xuống cấp trầm trọng, gây khó khăn trong công tác điều trị, thăm khám bệnh cho người dân. 

Điển hình như Bệnh viện Đa khoa thị xã Buôn Hồ, được nâng cấp lên bệnh viện hạng II từ 5 năm nay, nhưng cơ sở vật chất đã quá cũ, nhiều vách tường, phòng khám, lưu trú bệnh ẩm mốc, bong tróc, không an toàn cho cả nhân viên y tế lẫn bệnh nhân. 

Với gần 300 giường bệnh, hơn 200 y, bác sĩ nhưng chỉ được bố trí diện tích đất hơn 1,2ha nên rất chật hẹp. Cơ sở xuống cấp, bệnh viện lại thiếu các khoa chuyên sâu, chưa có khoa ngoại chấn thương - chỉnh hình, nội xương khớp. Các bệnh liên quan đến phẫu thuật mới chỉ làm được những kỹ thuật đơn giản, như: Mổ lấy thai, mổ ruột thừa… Vậy nên bệnh viện chỉ khám, điều trị các bệnh thông thường sau đó thì chuyển lên tuyến trên. 

Ông Y Nhân Mlô, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa thị xã Buôn Hồ, nhìn nhận: Thiếu bác sĩ chuyên sâu, thiếu máy móc, thiếu các khoa làm kỹ thuật chuyên sâu, rất thiệt cho bệnh nhân. Ngành Y tế tỉnh cũng đã có kế hoạch nâng cấp cơ sở vật chất, nhưng chưa biết cụ thể khi nào. 

Bệnh nhân Lê Văn Chinh, ở xã Cuôr Đăng đang điều trị ở Bệnh viện Đa khoa thị xã Buôn Hồ cho biết: Mang tiếng là bệnh viện thị xã mà nhếch nhác, lại chật chội. Chẳng có không gian xanh hay sự thông thoáng nên rất bức bối. Đau dây thần kinh muốn khám ở đây cũng không được vì chưa có máy móc. Hy vọng, các bất cập này sớm được khắc phục để tạo thuận lợi cho người bệnh.

Không chỉ thiếu nhân lực, tuyển dụng liên tục nhưng không được bác sĩ, nhiều cơ sở y tế tuyến huyện, thị xã ở Đăk Lăk còn lâm vào tình trạng xuống cấp trầm trọng, gây khó khăn trong công tác điều trị, thăm khám bệnh cho người dân.


Tin cùng chuyên mục
Quảng Nam: Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong vùng đồng bào DTTS

Quảng Nam: Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong vùng đồng bào DTTS

Xác định tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, nâng cao giáo dục pháp luật cho người dân, nhất là vùng đồng bào DTTS và miền núi có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, Quảng Nam đã tích cực triển khai và bước đầu đạt được những kết quả đáng khích lệ.