Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Chương trình MTQG phát triển Kinh tế - Xã hội
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
giai đoạn 2021-2030

Đắk Lắk: Quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản Mo Mường

Hoàng Thùy - 11:56, 15/05/2024

UBND tỉnh Đắk Lắk vừa ban hành Quyết định số 1466/QĐ-UBND ngày 13/5/2024 về việc giao thực hiện quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể trong Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Mo Mường.

Một lễ Mo của người Mường tại huyện Ea Kar. (Ảnh: Phương Anh)
Một lễ Mo của người Mường tại huyện Ea Kar. (Ảnh: Phương Anh)

Theo thống kê của Cục Di sản văn hóa, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, hiện nay còn 7 tỉnh, thành phố trong cả nước còn Di sản Mo Mường, trong đó có Đắk Lắk. Người Mường trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk chủ yếu sống ở các huyện Ea Kar, Krông Bông, Krông Năng, Ea H’leo và Tp.Buôn Ma Thuột.

Tập quán xã hội và tin ngưỡng Mo Mường, tỉnh Đắk Lắk được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia ngày 21/12/2024 theo Quyết định 393/QĐ-BVHTTDL.

Theo đó, UBND tỉnh giao các huyện gồm: Ea Kar, Krông Bông, Krông Năng, Ea H’leo và Tp. Buôn Ma Thuột thực hiện quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia về Tập quán xã hội và tín ngưỡng Mo Mường. UBND các địa phương sơ hữu di sản Mo Mường phối hợp với các quan, đơn vị liên quan để thực hiện công tác quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản Mo Mường đúng quy định của pháp luật.

Tin cùng chuyên mục
Kiến trúc di sản nhà rường Huế trong dòng chảy hiện đại

Kiến trúc di sản nhà rường Huế trong dòng chảy hiện đại

Trong kiến trúc xây dựng xưa cũ, nhà rường Huế là một phần quan trọng, độc đáo của văn hóa Huế. Trong dòng chảy hiện đại, kiến trúc di sản nhà rường Huế với tuổi đời gần 400 năm đã xuất hiện những xu thế tích cực, phù hợp với mục đích và công năng sử dụng mới.