Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Đắk Lắk: Nghiên cứu gắn định vị giám sát voi rừng

Lê Hường - 14:59, 23/06/2022

Ngày 23/6, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk vừa ký văn bản đồng ý cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh tổ chức Hội thảo quốc tế “Tham vấn các bên liên quan nhằm hoàn thiện đề án đeo vòng cổ có gắn định vị GPS giám sát voi hoang dã tại Đắk Lắk”.

Một đàn voi rừng mà Trung tâm Bảo tồn voi cứu hộ động vật và quản lý bảo vệ rừng đang theo dõi
Một đàn voi rừng đang được Trung tâm Bảo tồn voi cứu hộ động vật và quản lý bảo vệ rừng đang theo dõi

Hội thảo là hoạt động nằm trong khuôn khổ Dự án Nỗ lực bảo tồn quần thể voi hoang dã lớn nhất Việt Nam tại Đắk Lắk, do tổ chức Word Wide Fund for Nature do Thụy Sĩ tài trợ.

Theo đó, Hội thảo sẽ được tổ chức vào cuối tháng 6/2022. Nội dung Hội thảo nhằm trao đổi, tham vấn các bên liên quan, tiếp thu ý kiến của các nhà khoa học để Đề án đeo vòng cổ có gắn định vị GPS giám sát voi hoang dã tại Đắk Lắk được đầy đủ, sát thực và hoàn thiện trước khi cấp thẩm quyền phê duyệt.

Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm về nội dung, chương trình Hội thảo. Đồng thời phối hợp với Sở Ngoại vụ, Công an tỉnh, các đơn vị liên quan quản lý hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài đến tham dự Hội thảo theo quy định của Nhà nước.

Chia sẻ với phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển, ông Trần Xuân Phước, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn voi, cứu hộ động vật và quản lý bảo vệ rừng thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đắk Lắk cho biết, ở khu vực biên giới, có khoảng 80 - 100 con voi hoang dã. Mới đây, Tổ chức động vật châu Á lấy mẫu phân để phân tích số lượng thì còn có 48 con voi hoang dã.

Voi rừng thường xuyên di chuyển, nên việc giám sát gặp nhiều khó khăn. Gắn định vị cho voi rừng có thể xác định sự di chuyển của voi hoang dã nhằm cung cấp thông tin để bảo vệ, bảo tồn quần thể voi, cũng như cảnh báo địa phương, người dân biết voi đi qua để giảm thiểu xung đột giữa voi và người.

Tin cùng chuyên mục
Diện mạo mới trên các bản làng vùng cao

Diện mạo mới trên các bản làng vùng cao

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ năm 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719) là quyết sách lớn cho phát triển toàn diện vùng DTTS và miền núi. Nhìn lại gần hết chặng đường của giai đoạn I, việc thực hiện quyết sách quan trọng này đã đem lại những kết quả bước đầu rất đáng ghi nhận ở vùng đồng bào DTTS và miền núi.