Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Chương trình MTQG phát triển Kinh tế - Xã hội
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
giai đoạn 2021-2030

Đại hội Đại biểu các DTTS cấp huyện ở Gia Lai: Dấu ấn giảm nghèo sau 5 năm thực hiện Quyết tâm thư

Ngọc Thu - 07:43, 04/07/2024

Thực hiện Quyết tâm thư Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ III, giai đoạn 2019 - 2024, các địa phương của tỉnh Gia Lai đã tập trung mọi nguồn lực, thực hiện tốt các chương trình, chính sách dân tộc dành cho đồng bào. Nhờ đó, tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân từ 3- 5%/năm; đời sống Nhân dân từng bước được cải thiện và nâng cao.

Nhờ thực hiện tốt các chương trình, chính sách dân tộc... đời sống Nhân dân ở Gia Lai ngày càng được nâng cao, diện mạo vùng nông thôn, miền núi khởi sắc
Nhờ thực hiện tốt các chương trình, chính sách dân tộc... đời sống Nhân dân ở Gia Lai ngày càng được nâng cao, diện mạo vùng nông thôn, miền núi khởi sắc

Tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 3% - 5%

Là một trong những huyện nghèo nhất của tỉnh Gia Lai, huyện Kông Chro đã tập trung các giải pháp để giảm tỷ lệ hộ nghèo.Theo đó, huyện Kông Chro đã tập trung thực hiện tốt các chính sách, dự án, tín dụng hỗ trợ cho người nghèo, vùng đồng bào DTTS và miền núi, tạo điều kiện để người dân vươn lên phát triển sản xuất kinh doanh theo hướng hàng hóa, nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống; song song là ưu tiên chính sách về dạy nghề cho lao động nông thôn, nhất là lao động người đồng bào DTTS. Nhờ vậy, công tác giảm nghèo trong đồng bào DTTS đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Đến cuối năm 2023, số hộ nghèo toàn huyện giảm 1.406 hộ so với năm 2019; trong đó, hộ nghèo đồng bào DTTS giảm 1.307 hộ so với năm 2021. Tỷ lệ giảm nghèo toàn tỉnh đạt trên 5%.

Anh Đinh Lech (áo xanh) ở làng Quel, xã Sró, huyện Kông Chro chia sẻ niềm vui khi được hỗ trợ kinh phí xây nhà ở khang trang
Anh Đinh Lech (áo xanh) ở làng Quel, xã Sró, huyện Kông Chro chia sẻ niềm vui khi được hỗ trợ kinh phí xây nhà ở khang trang

Bên cạnh đó, huyện cũng huy động các nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, hỗ trợ nhà ở cho người dân "an cư, lạc nghiệp". Vợ chồng anh Đinh Lech (làng Quel, xã Sró, huyện Kông Chro) nhiều năm phải sống trong căn nhà cũ hơn 20 mét vuông của bố mẹ để lại. Cuối năm 2023, huyện Kông Chro hỗ trợ gia đình 44 triệu đồng, Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện cho anh vay thêm 40 triệu đồng, bà con làng xóm giúp hơn 200 ngày công, gia đình anh đã xây dựng căn nhà sàn 100 mét vuông. "Có nhà mới, cả nhà vui lắm, giờ thì chỉ lo làm ăn để thoát nghèo thôi", anh Đinh Lech nói.

Theo anh Lech, ngoài được hỗ trợ xây dựng, anh cùng nhiều hộ mới thoát nghèo còn được tham gia các lớp đào tạo nghề, lớp hướng dẫn kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi và các biện pháp nâng cao năng suất cây trồng, vật nuôi do xã phối hợp với các phòng, ban chuyên môn của huyện tổ chức. 

"Từ những kiến thức học hỏi và được cán bộ tận tình hướng dẫn, tôi đã chuyển đổi 2ha cây trồng kém hiệu quả sang trồng mía, đậu, bắp và gieo cấy 9 sào lúa nước bằng những giống lúa mới. Gia đình đang mong chờ sẽ có nguồn thu nhập tốt từ những vụ mùa bội thu", anh Lech phấn khởi nói.

Ngày 2/7 diễn ra Đại hội đại biểu các DTTS huyện Đức Cơ lần thứ IV, năm 2024. Đây cũng là huyện cuối cùng của tỉnh Gia Lai tổ chức tại hội DTTS cấp huyện.
Ngày 2/7 diễn ra Đại hội Đại biểu các DTTS huyện Đức Cơ lần thứ IV, năm 2024. Đây cũng là huyện cuối cùng của tỉnh Gia Lai tổ chức tại Đại hội DTTS cấp huyện.

Trợ lực từ Chương trình MTQG 1719

Đặc biệt, từ năm 2021, thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, giai đoạn 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719), nguồn lực đầu tư, hỗ trợ từ các dự án đã và đang giải quyết các vấn đề cấp thiết dân sinh, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi.

Ông Phạm Văn Cường, Bí thư Huyện ủy Đức Cơ  thông tin: Việc triển khai các Chương trình mục tiêu quốc gia và chính sách dân tộc đã thay đổi diện mạo vùng nông thôn. Theo đó, huyện Đức Cơ đã đầu tư xây dựng, sửa chữa gần 156km đường giao thông, 22 công trình, với tổng nguồn vốn là 421 tỷ đồng từ nguồn vốn đầu tư của Nhà nước và vốn huy động Nhân dân đóng góp. Qua đó, hộ nghèo bình quân giảm hằng năm trên 3%, đến cuối năm 2023, còn 10,19%. Nguồn vốn đầu tư thực hiện các dự án, nội dung của Chương trình cũng đã góp phần đưa 3/9 xã trên địa bàn huyện đạt chuẩn nông thôn mới; 5 làng đạt chuẩn làng nông thôn mới... 

Còn tại huyện Chư Păh, đến năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo giảm 3,82% so với năm 2021. Trong đó, việc thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào, là một trong những giải pháp quan trọng. Cùng với sự hỗ trợ từ các dự án, Chương trình MTQG, đồng bào DTTS Gia Rai nơi đây đã thành lập nhiều mô hình hiệu quả, mang lại kinh tế cho gia đình, cộng đồng. 

Khu vực giọt nước của Làng văn hóa du lịch Gia Rai, xã Ia Mơ Nông, huyện Chư Păh thu hút hàng ngàn lượt khách du lịch mỗi năm
Khu vực giọt nước của Làng văn hóa du lịch Gia Rai, xã Ia Mơ Nông, huyện Chư Păh thu hút hàng ngàn lượt khách du lịch mỗi năm

Điển hình như mô hình “Làng văn hóa du lịch Gia Rai xã Ia Mơ Nông”. Theo chị H’Uyên Niê, Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ xã Ia Mơ Nông, cùng với nguồn vốn đầu tư, hỗ trợ của Nhà nước, khi triển khai xây dựng mô hình “Làng văn hóa du lịch Gia Rai xã Ia Mơ Nông”, còn dựa vào sức mạnh cộng đồng. Hiệu quả mang lại là đã giải quyết việc làm cho hội viên phụ nữ, giúp chị em thay đổi nếp nghĩ, cách làm, vươn lên làm ăn, thoát nghèo. 

Hiện nay, Chương trình MTQG 1719 đã và đang tiếp tục tiếp thêm các nguồn lực để hỗ trợ phụ nữ vươn lên và khởi nghiệp thành công, như giúp xây dựng và nhân rộng các mô hình thay đổi “nếp nghĩ, cách làm" nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ; thực hiện Dự án 3 thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp vùng đồng bào DTTS và miền núi …

Theo thống kê, giai đoạn 2021 - 2023, tỉnh Gia Lai đã phân bổ trên 400 tỷ đồng để thực hiện các Chương trình MTQG giảm nghèo, xây dựng Nông thôn mới và Chương trình MTQG 1719. Từ đó, nhiều địa phương đã có cách làm hay, giải pháp thiết thực phù hợp với thực tiễn, tạo điều kiện để người nghèo mở rộng phát triển sản xuất, chăn nuôi, nâng cao thu nhập, thoát nghèo bền vững. 

Kết quả, tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh từ 12,09% năm 2021, giảm còn 8,11% vào cuối năm 2023. Trong đó, tỷ lệ hộ nghèo là đồng bào DTTS giảm từ 25,58% năm 2021 xuống còn 17,05% vào cuối năm 2023, đạt và vượt chỉ tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào DTTS bình quân trên 3%/năm theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2022 - 2025.

Gia Lai giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn 8,11% tính đến cuối năm 2023
Gia Lai giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn 8,11% tính đến cuối năm 2023

Ông Kpă Đô, Trưởng ban Dân tộc tỉnh Gia Lai cho biết: Để tiếp tục thực hiện có hiệu quả các mục tiêu Quyết tâm thư của Đại hội lần thứ IV năm 2024 đặt ra, các địa phương cũng đã thống nhất, tiếp tục tập trung nguồn lực đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo bền vững, nhất là giảm nghèo trong đồng bào DTTS.

Đặc biệt là tăng cường lồng ghép nguồn lực từ các Chương trình mục tiêu quốc gia để giải quyết những vấn đề cấp thiết trong vùng đồng bào DTTS và miền núi. Trong đó, chú trọng công tác đào tạo nghề, các hoạt động tư vấn, dịch vụ, hỗ trợ giải quyết việc làm tại địa phương; nâng cao trình độ dân trí, kiến thức trong sản xuất cho đồng bào DTTS… 

Trong năm 2024, tỉnh Gia Lai phấn đấu đưa tỷ lệ hộ nghèo giảm thêm mức 2%, trong đó tỷ lệ hộ nghèo DTTS giảm 3%; tiếp tục cải thiện và nâng cao đời sống người dân.

Tin cùng chuyên mục
Tham góp ý kiến thể chế hóa đầy đủ chủ trương của Đảng về lĩnh vực công tác dân tộc

Tham góp ý kiến thể chế hóa đầy đủ chủ trương của Đảng về lĩnh vực công tác dân tộc

Việc xây dựng hồ sơ dự án Luật về lĩnh vực dân tộc là nhằm thể chế hóa đầy đủ đường lối, chủ trương của Đảng, cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp về dân tộc và chính sách dân tộc. Bộ luật cũng tạo hành lang pháp lý cho việc phát triển các dân tộc và vùng DTTS và miền núi. Tại Hội thảo khoa học "Định hướng tên gọi, nội dung dự thảo Luật về lĩnh vực dân tộc" diễn ra sáng ngày 20/9, rất nhiều đại biểu là các nhà quản lý, chuyên gia, khoa học, cơ sở đào tạo...trên các lĩnh vực tham gia tham luận